Đường là thành phần tồi tệ nhất trong chế độ ăn uống hiện đại. Nó có thể gây hại cho quá trình trao đổi chất và góp phần gây ra tất cả các loại bệnh nguy hiểm.
Dưới đây là 8 lý do giải thích tại sao bạn nên tránh đường và các sản phẩm có đường càng xa càng tốt.
Nội Dung Chính
- 1. Đường Không Chứa Các Chất Dinh Dưỡng Thiết Yếu Và Không Tốt Cho Răng Của Bạn
- 2. Đường Có Thể Làm Quá Tải Gan Của Bạn
- 3. Đường Có Thể Dẫn Đến Bệnh Gan Nhiễm Mỡ Không Do Chất Cồn
- 4. Đường Có Thể Gây Ra Bệnh Tiểu Đường Loại 2
- 5. Đường Có Thể Gây Ung Thư
- 6. Đường Có Thể Gây Nghiện
- 7. Đường Có Thể Gây Ra Bệnh Béo Phì Cả Ở Người Lớn Và Trẻ Em
- 8. Đường Có Thể Gây Ra Bệnh Tim
1. Đường Không Chứa Các Chất Dinh Dưỡng Thiết Yếu Và Không Tốt Cho Răng Của Bạn
Các loại đường được bổ sung vào thực phẩm hầu hết là các loại siro ngô và đường phèn chứa nhiều calo mà không hề có một chất dinh dưỡng thiết yếu nào. Do đó, chúng được gọi là thực phẩm “calo rỗng”.
Trong đường không hề có protein, chất béo thiết yếu, vitamin hoặc khoáng chất, …. chỉ có năng lượng thuần túy.
Khi bạn ăn lên đến 10-20% lượng calo là đường (hoặc nhiều hơn), điều này có thể khiến bạn thiếu hụt chất dinh dưỡng trầm trọng.
Bên cạnh đó, đường cũng rất có hại cho răng, vì nó cung cấp năng lượng dễ tiêu hóa cho các vi khuẩn có hại trong khoang miệng. Vì vậy, nếu bạn ăn nhiều đường hoặc các sản phẩm có đường, bạn thường có nguy cơ bị sâu răng cao.
2. Đường Có Thể Làm Quá Tải Gan Của Bạn
Trước hết, để hiểu được tại sao đường lại không tốt cho sức khỏe của bạn, bạn cần phải biết nó chứa những gì?
Trước khi đường vào máu qua đường tiêu hóa, nó được chia ra thành hai loại, đó là glucose và fructose.
- Glucose được tìm thấy trong mọi tế bào sống trên hành tinh. Nếu bạn không nhận nó từ chế độ ăn uống hàng ngày, thì cơ thể của bạn cũng sản xuất ra nó.
- Fructose thì lại hoàn toàn khác. Cơ thể bạn không hề sản xuất fructose và cũng không hề có nhu cầu sử dụng nó về mặt sinh lý. Và fructose chỉ có thể được chuyển hóa qua gan.
Bạn chỉ gặp vấn đề khi ăn một lượng lớn fructose; còn một lượng nhỏ fructose có trong trái cây tươi lại rất tốt cho cơ thể bạn. Nó sẽ được chuyển hóa thành glycogen và được lưu trữ trong gan cho đến khi bạn cần nó.
Tuy nhiên, nếu gan của bạn đã chứa đầy glycogen, thì việc ăn nhiều fructose sẽ làm gan bị quá tải, buộc nó phải biến fructose thành chất béo.
Vì vậy, nếu bạn ăn đường nhiều và thường xuyên, bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ và các loại bệnh nguy hiểm khác.
3. Đường Có Thể Dẫn Đến Bệnh Gan Nhiễm Mỡ Không Do Chất Cồn
Khi fructose được chuyển hóa thành chất béo trong gan, nó được vận chuyển ra ngoài như các hạt choresterol có trọng lượng phân tử lipoprotein thấp (cholesterol VLDL).
Tuy nhiên, vẫn có một số chất béo tích tụ trong gan, không được vận chuyển ra ngoài. Điều này có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ không do chất cồn (NAFLD).
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ tiêu thụ fructose nhiều gấp 2 – 3 lần so với người bình thường.
4. Đường Có Thể Gây Ra Bệnh Tiểu Đường Loại 2
Đường có thể gây ra các hội chứng chuyển hóa như kháng insulin, từ đó gây bệnh tiểu đường loại 2.
Như các bạn biết, Insulin là một hormone rất quan trọng trong cơ thể.
Nó cho phép đường trong máu (glucose) thâm nhập vào các tế bào và phát tín hiệu cho các tế bào bắt đầu đốt cháy glucose thay vì đốt cháy chất béo.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, hàm lượng glucose trong máu cao chính là độc tố gây ra các biến chứng của bệnh tiểu đường, như mù lòa và gây “kháng” insulin.
Và khi các tế bào trong cơ thể bạn đề kháng với tác dụng của insulin, các tế bào beta (tế bào tạo ra insulin) trong tuyến tụy sẽ làm việc vượt công suất của nó.
Khi tình trạng kháng insulin trở lên trầm trọng thêm, tuyến tụy không thể sản xuất đủ insulin để giữ cho lượng đường trong máu xuống thấp, khi đó lượng đường trong máu của bạn sẽ tăng vọt và bạn bị mắc bệnh tiểu đường loại 2.
Thực tế cũng chứng minh rằng, những người thường xuyên ăn đường, các thực phẩm có đường như bánh kẹo ngọt, nước ngọt đóng chai, ..vv có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn 83% so với những người khác.
5. Đường Có Thể Gây Ung Thư
Như bạn biết, ung thư là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên toàn thế giới. Và nguyên nhân dẫn đến ung thư chính là do sự tăng trưởng và nhân tế bào của các tế bào không kiểm soát được.
Và Insulin chính là một loại hormone quan trọng điều hòa loại tăng trưởng này.
6. Đường Có Thể Gây Nghiện
Đường có thể gây nghiện cho nhiều người.
Giống các loại thuốc ma túy, đường và các sản phẩm có đường giải phóng lượng lớn dopamine vào phần trung tâm của não bộ, khiến bạn thèm ăn đường và các đồ ngọt có đường khác.
7. Đường Có Thể Gây Ra Bệnh Béo Phì Cả Ở Người Lớn Và Trẻ Em
Cách đường ảnh hưởng đến nội tiết tố và não bộ của bạn chính là yếu tố khiến cơ thể bạn tăng cường tích lũy mỡ trong cơ thể, đặc biệt vùng bụng, hông, eo, ..vv
Đường làm giảm cảm giác no và khiến bạn mất kiểm soát lượng thực phẩm bạn ăn vào.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, những người ăn nhiều đường và các sản phẩm có đường có nguy cơ bị thừa cân béo phì cao hơn những người không ăn hoặc ăn ít ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt ở trẻ em, tăng 60% nguy cơ mắc bệnh béo phì.
Vậy bạn phải làm gì để cắt giảm lượng đường đưa vào cơ thể hay giảm thiểu mức tiêu thụ đường? Cách tốt nhất là bạn cần phải giảm cân và có một chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh phù hợp với chính cơ thể bạn.
8. Đường Có Thể Gây Ra Bệnh Tim
Đường làm tăng choresterol trong cơ thể bạn và khiến bạn mắc bệnh tim.
Trong nhiều thập kỷ qua, người ta đã cho rằng, chất béo bão hòa chính là thủ phạm gây ra bệnh tim, kẻ giết người trên toàn thế giới.
Tuy nhiên, nhiều công trình nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng, chất béo bão hòa hoàn toàn vô hại.
Các bằng chứng khoa học cũng chứng mình rằng, đường không phải chất béo, nhưng lại là một trong những nhân tố hàng đầu gây ra bệnh tim do tác động của fructose vào quá trình chuyển hóa.
Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng, một lượng lớn fructose có thể làm tăng lượng mỡ máu; làm tăng choresterol xấu nhỏ, dày đặc có tỷ trọng lipoprotein thấp LDL và choresterol xấu LDL bị oxi hóa; làm tăng nồng độ glucose và insulin trong máu, và tăng mỡ ổ bụng ít nhất trong 10 tuần. Và đây chính là nguy cơ chính gây bệnh tim.
Như vậy, để có một cơ thể khỏe mạnh, bạn nên cắt giảm hoặc loại bỏ đường ra khỏi chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bạn.
Chúc bạn thành công.