Đường hóa học aspartame là một trong những chất làm ngọt gây nhiều tranh cãi nhất trên thế giới. Nó được cho là nguyên nhân gây ra các vấn đề về sức khỏe, từ đau đầu đến ung thư.
Mặt khác, các cơ quan an toàn thực phẩm và các nguồn chính thống khác lại cho rằng chất phụ gia này là an toàn.
Bài viết này đưa ra một cái nhìn khách quan về đường hóa học aspartame và những ảnh hưởng sức khỏe của nó, xem xét trên cả hai mặt của cuộc tranh luận.
Đường hóa học là gì?
Đường hóa học aspartame là một chất tạo ngọt nhân tạo, thường được ghi tắt bằng mã E951.
Lúc đầu được bán dưới nhãn hiệu NutraSweet, đường hóa học aspartame đã được chấp thuận sử dụng trong các sản phẩm thực phẩm vào những năm 1980.
Là một chất thay thế đường, đường hóa học aspartame kích thích vị giác trên lưỡi giống như đường.
Phụ gia tạo ngọt này được sử dụng trong nhiều loại thực phẩm, đồ uống, món tráng miệng, đồ ngọt, ngũ cốc ăn sáng, kẹo sing-gum và các sản phẩm kiểm soát cân nặng. Nó cũng được sử dụng như một chất làm ngọt hàng đầu.
Hình ảnh này cho thấy cấu trúc hóa học của đường hóa học aspartame:
(Ảnh từ Wikipedia)
Đường hóa học aspartame thực ra là dipeptit, một protein nhỏ được làm từ hai axit amin, phenylalanine và axit aspartic. Để làm cho nó có vị ngọt, một hydrocacbon đã được gắn liền vào phenylalanine.
Điểm then chốt: Đường hóa học aspartame là một chất làm ngọt nhân tạo, ban đầu được quảng cáo dưới tên NutraSweet. Nó thay thế đường trong một loạt các thực phẩm và cũng được sử dụng như là một chất làm ngọt hàng đầu.
Điều gì xảy ra với đường hóa học aspartame trong hệ tiêu hóa?
Sau khi chúng ta tiêu thụ đường hóa học, không chút nào trong số đó thực sự thẩm thấu vào máu.
Trong dạ dày, các enzyme tiêu hóa phá vỡ nó thành:
- Phenylalanine (một axit amin).
- Axit aspartic (một axit amin).
- Methanol (một phân tử cồn).
Bất kỳ tác động sức khỏe nào xuất hiện từ tiêu thụ đường hóa học đều là do các hợp chất này được hấp thụ vào máu.
Dưới đây là chi tiết về ba sản phẩm phân hủy của đường hóa học.
Phenylalanine
Phenylalanine là một axit amin thiết yếu mà chúng ta phải có được từ chế độ ăn uống.
Ăn thực phẩm có hàm lượng phenylalanine cao không gây ra tác dụng phụ ở người khỏe mạnh. Trong thực tế, nó là protein tự nhiên có trong rau quả.
Các nguồn giàu phenylalanine nhất là thực phẩm giàu chất đạm như thịt, cá, các sản phẩm từ sữa, trứng, đậu và quả hạch (1).
Đường hóa học là một nguồn phenylalanine ít ỏi so với lượng chúng ta hấp thu được từ các loại thực phẩm khác, vì vậy đây không phải là một nguyên nhân cần quan tâm.
Tuy nhiên, phenylalanine có thể đạt đến mức độc hại ở những người mắc chứng rối loạn di truyền gọi là phenylketonuria (PKU).
Những người có PKU cần tránh thực phẩm chứa nhiều phenylalanine, đặc biệt là trong thời thơ ấu và thời thiếu niên (2).
Điểm then chốt: Đường hóa học là một nguồn phenylalanine, một amino axit thiết yếu. Phenylalanine không có tác động có hại ở người khỏe mạnh, nhưng cần tránh đối với những người có rối loạn di truyền gọi là phenylketonuria (PKU).
Axit aspartic
Giống như phenylalanine, axit aspartic là một amino axit tự nhiên.
Đây là một trong những axit amin phổ biến nhất trong chế độ ăn uống của con người. Cơ thể chúng ta cũng có thể tự sản xuất chúng.
Là một phần của protein, axit aspartic được tìm thấy trong hầu hết các loại thực phẩm. Các nguồn thực phẩm giàu axit aspartic bao gồm cá, trứng, thịt và protein đậu nành.
Ăn thực phẩm chứa axit aspartic không có tác dụng phụ nào đối với sức khoẻ.
So với các nguồn thức ăn khác, đường hóa học là một nguồn axit aspartic rất nhỏ.
Điểm then chốt: Đường hóa học là một nguồn axit aspartic nhỏ, một amino axit tự nhiên được tìm thấy trong thực phẩm chứa protein.
Methanol
Methanol là một chất độc liên quan đến ethanol trong nước giải khát có cồn.
Methanol chỉ gây ra vấn đề sức khoẻ khi được tiêu thụ với lượng lớn. Điều này có thể xảy ra khi pha chế đồ uống không đúng cách, hay uống thức uống có cồn tự làm.
Các nguồn cung cấp methanol chủ yếu là trái cây, nước trái cây, rau, cà phê và đồ uống có cồn (3, 4, 5, 6).
Methanol được sản sinh ra trong quá trình tiêu hóa đường hóa học chỉ là một phần nhỏ trong tổng lượng thức ăn. Vì lý do này, methanol từ đường hóa học không phải là mối đe dọa cho sức khoẻ (7).
Điểm then chốt: Khi đường hóa học được tiêu hóa, lượng methanol được hình thành rất thấp. Đường hóa học chỉ là một nguồn methanol nhỏ trong chế độ ăn uống, do đó nó không được coi là vấn đề cho sức khỏe.
Đường hóa học có hại hay không?
Đường hóa học gây ra nhiều tranh cãi.
Hàng ngàn trang web tuyên bố rằng phụ gia này cực kì có hại. Đường hóa học bị buộc là nguyên nhân gây ra hàng trăm vấn đề sức khoẻ, từ ung thư đến đau đầu.
Tuy nhiên, phần lớn trong số này chưa được khoa học xác nhận (7, 8, 9).
Dưới đây là bài đánh giá các bằng chứng khoa học sau các tuyên bố phổ biến nhất.
Tuyên bố: Đường hóa học gây ung thư
Một số nghiên cứu trên động vật đáng chú ý từ Quỹ Ramazzini châu Âu cho thấy đường hóa học có thể gây ung thư (10, 11, 12).
Tuy nhiên, các nhà khoa học khác đã chỉ trích những nghiên cứu này vì sử dụng các phương pháp nghèo nàn và không có liên quan gì đến con người (7, 13).
Một nghiên cứu quan sát trên người thấy có sự kết nối yếu giữa một số loại ung thư và đường hóa học, nhưng chỉ xảy ra ở nam giới (14).
Các nghiên cứu quan sát khác không tìm thấy mối liên quan nào giữa lượng aspartame ăn vào và ung thư não hoặc ung thư máu (15, 16).
Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học đã kết luận rằng không có bằng chứng cho thấy đường hóa học trong chế độ ăn của con người gây ra ung thư (7, 17, 18).
Điểm then chốt: Một số nghiên cứu đã nghiên cứu mối liên hệ giữa tiêu thụ đường hóa học và ung thư. Nhìn chung, không có bằng chứng cuối cùng nào cho thấy đường hóa học làm tăng nguy cơ ung thư ở người.
Tuyên bố: Đường hóa học là nguyên nhân tăng cân
Là chất làm ngọt chứa ít calo, đường hóa học thường được tiêu thụ bởi những người muốn thưởng thức vị ngọt nhưng cần hạn chế lượng đường ăn vào.
Mặc dù rõ ràng là đường hóa học không gây ra tăng cân, nhưng ích lợi của nó đối với việc giảm cân rất đáng nghi vấn.
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu cho thấy thay thế đường bằng aspartame có thể có ích trong việc ngăn ngừa tăng cân trong tương lai (19, 20, 21).
Điểm then chốt: Tiêu thụ thực phẩm và đồ uống có đường hóa học không phải là một phương pháp giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, việc sử dụng đường hóa học có thể giúp ngăn ngừa tăng cân trong tương lai.
Tuyên bố: Đường hóa học ảnh hưởng đến chức năng tâm thần
Một nghiên cứu khoa học cho rằng đường hóa học có thể dẫn đến nhiều vấn đề về tinh thần (22).
Tuy nhiên, bài đánh giá này đã bị chỉ trích nặng nề vì thông tin không chính xác, suy đoán vô căn cứ và tài liệu tham khảo chất lượng thấp (23).
Ở người lớn, các nghiên cứu cho thấy đường hóa học không có ảnh hưởng đến hành vi, tâm trạng hoặc chức năng tinh thần (24, 25, 26, 27, 28).
Các nghiên cứu ở trẻ em đã cho kết quả tương tự (29, 30, 31, 32, 33).
Chỉ có một nghiên cứu đã báo cáo các tác dụng phụ có thể xảy ra từ việc tiêu thụ đường hóa học. Bệnh nhân trầm cảm có các triệu chứng trầm trọng hơn khi họ được cho dùng viên aspartame (34).
Điểm then chốt: Đường hóa học dường như không có tác dụng bất lợi đối với hành vi, tâm trạng hoặc hoạt động tinh thần. Một nghiên cứu chỉ ra tác dụng phụ của nó ở bệnh nhân trầm cảm, nhưng bằng chứng vẫn chưa đủ thuyết phục.
Tuyên bố: Đường hóa học gây ra động kinh
Một vài nghiên cứu nhỏ đã khảo sát ảnh hưởng của đường hóa học lên cơn co giật. Hầu hết họ không tìm thấy được mối liên quan (35, 36).
Một nghiên cứu nhỏ ở trẻ em bị động kinh nhẹ kết luận rằng đường hóa học làm tăng hoạt động của não liên quan đến động kinh (37).
Điểm then chốt: Không có bằng chứng kết luận rằng đường hóa học gây động kinh. Một nghiên cứu khác cho thấy nguy cơ trẻ bị động kinh tiềm ẩn tăng lên.
Tuyên bố: Đường hóa học gây đau đầu
Một số nghiên cứu đã điều tra tác động của aspartame đối với cơn đau đầu.
Hầu hết số chúng đã không tìm thấy mối liên quan (8, 25, 38).
Một nghiên cứu cho thấy đường hóa học làm tăng đáng kể số người bị nhức đầu thường xuyên, nhưng không chỉ ra được cơn đau đầu kéo dài bao lâu hoặc mức độ nghiêm trọng của chúng.
Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa các cá nhân làm cho kết quả không đáng tin cậy (39).
Một nghiên cứu khác cho thấy mối liên hệ giữa đường hóa học và tần suất đau đầu. Không có sự khác biệt về mức độ nghiêm trọng hoặc thời gian đau đầu đã được báo cáo (40).
Điểm then chốt: Có rất ít bằng chứng cho thấy đường hóa học có thể làm tăng tần suất đau đầu. Cần nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh vấn đề này.
Thông điệp cho bạn
Đường hóa học là một trong những chất phụ gia được nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới, và phần lớn các nghiên cứu kết luận rằng nó là an toàn.
Hầu như mọi nghiên cứu đều không tìm thấy tác dụng phụ khi sử dụng nó. Một số nghiên cứu này có sự tham gia của những người thực sự thấy mình mẫn cảm với đường hóa học (41).
Sau khi xem xét tất cả, không có bằng chứng chắc chắn nào để khẳng định rằng đường hóa học là có hại.
Tuy nhiên, không thể loại trừ một số trường hợp hiếm có về độ nhạy cảm hoặc thực sự dị ứng với đường hóa học.
Nếu cảm thấy cơ thể có phản ứng bất lợi khi dùng đường hóa học, hãy tránh dùng nó.