Chế độ ăn low-fat là chế độ ăn uống ít chất béo hạn chế tối đa hàm lượng chất béo đưa vào cơ thể.
Trong vài thập kỷ qua, nhiều công trình nghiên cứu lớn đã chỉ ra rằng, chế độ ăn kiêng low-fat hầu như không có hiệu quả trong quá trình giảm cân. Hơn nữa, nếu bạn áp dụng trong thời gian dài, cơ thể sẽ bị suy nhược do bị thiếu chất dinh dưỡng, điều này ghóp phần cản trở quá trình giảm cân của bạn.
Tại sao lại như vậy? Bài viết dưới đây sẽ giải thích cho bạn nguyên nhân tại sao chế độ ăn kiêng low-fat lại tiềm ẩn nguy cơ phá hủy sức khỏe của bạn.
1. Chế Độ Low-Fat Khuyến Khích Tiêu Thụ Các Thực Phẩm Có Hại
Khi chế độ ăn kiêng này được nhiều người biết đến, các nhà sản xuất đã ra mắt hàng loạt các thực phẩm ít chất béo được quảng cáo là “lành mạnh”, “tốt cho tim mạch” như: thịt xông khói kiểu thổ nhĩ kỳ, bánh nướng, bánh xốp, bánh ngọt, rau quả làm sẵn, bơ đậu phộng, các sản phẩm thay thế trứng, khoai tây chiên, kem hoặc sữa chua ít chất béo …vv để bán cho người dân, đặc biệt là những người thừa cân hay béo phì.
Tuy nhiên, khi các công ty chế biến chiết giảm chất béo trong sản phẩm, họ thường thêm đường, muối và các chất phụ gia khác để hương vị thực phẩm ngon hơn. Như bạn biết, đường không phải là chất béo, mà là một carbohydrate. Vì vậy, mặc dù một thực phẩm có thể được dán nhãn “chất béo thấp” nhưng nó lại chứa rất nhiều đường và khiến bạn ăn nhiều hơn.
Ngay cả các loại dầu thực vật ít chất béo cũng không hề tốt cho sức khỏe của bạn. Mặc dù dầu thực vật có thể làm giảm cholesterol trong thời gian ngắn, nhưng nếu bạn sử dụng chúng trong thời gian dài, bạn có thể có nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Bên cạnh đó, lúa mì và các sản phẩm từ lúa mì cũng là những thực phẩm ít chất béo thường được những người thừa cân béo phì tin dùng. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, một phần lớn dân số có thể nhạy cảm với gluten trong lúa mì và các sản phẩm từ lúa mì. Và những người ăn thường xuyên những thực phẩm này thường có các vấn đề về tiêu hóa, khớp.
2. Chế Độ Low-Fat Làm Tăng Mỡ Máu
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, mỡ máu tăng cao làm tăng nguy cơ mắc các trứng bệnh về tim mạch. Và nó cũng là một trong những nhân tố làm xuất hiện các hội chứng chuyển hóa – nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh tim mạch, béo phì và tiểu đường loại 2.
Hàm lượng mỡ trong máu của bạn tăng cao là do gan chuyển hóa carbohydrate dư thừa (đặc biệt là fructose) thành chất béo.
Mà chế độ ăn uống ít chất béo cũng là một chế độ ăn uống có hàm lượng carb cao, do đó chế độ ăn uống này có thể làm gia tăng mỡ máu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Cách tốt nhất để giảm mỡ trong máu là ăn theo cách ngược lại. Một chế độ ăn carb thấp và giàu chất béo sẽ làm giảm chất béo trung tính trong máu.
Tuy nhiên, để có một cơ thể khỏe mạnh lâu dài, bạn nên cân đối lượng thực phẩm cung cấp carb, protein và chất béo hàng ngày sao cho phù hợp với cơ thể của bạn.
3. Chế Độ Low-Fat Không Khuyến Khích Tiêu Thụ Các Thực Phẩm Lành Mạnh
Thức ăn động vật có nhiều chất béo tự nhiên lành mạnh và nhiều chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên, chế độ ăn low-fat lại không khuyến khích người dân tiêu thụ những thực phẩm này vì chúng chứa chất béo bão hòa và cholesterol.
Các nghiên cứu gần đây đã tuyên bố rằng, chất béo bão hòa hoàn toàn vô hại, và ăn các thực phẩm chứa choresterol không có nghĩa là làm tăng choresterol xấu trong cơ thể bạn.
Và các tuyên bố trước đây khẳng định rằng, các bệnh tim mạch, tiểu đường, đặc biệt là béo phì là do ăn thực phẩm từ động vật là hoàn toàn vô căn cứ, vì những căn bệnh này mới xuất hiện, còn những thực phẩm này đã tồn tại từ rất lâu rồi.
Rất nhiều người dân trên khắp thế giới, ví dụ như người Inuit và Masai, đã tiêu thụ gần như tất cả lượng calo từ thức ăn động vật và họ có sức khỏe rất tuyệt vời.
Dưới đây là 4 loại thực phẩm đã bị cho là không tốt do chứa chất béo bão hòa:
- Thịt: Thịt động vật được nuôi tự nhiên có nguồn axit béo Omega-3 tuyệt vời, CLA, các loại vitamin và khoáng chất cùng với các chất dinh dưỡng quan trọng như Carnosine và Creatine.
- Trứng: Trứng là một trong những loại thực phẩm lành mạnh nhất trên hành tinh. Trứng chứa các vitamin và khoáng chất, cùng với Choline và các chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ mắt (27, 28).
- Các sản phẩm từ sữa giàu chất béo: Các sản phẩm sữa từ bò được nuôi bằng cỏ có nguồn vitamin K2 tốt nhất trong chế độ ăn uống. Nó cũng chứa canxi, CLA và nhiều chất dinh dưỡng khác.
- Dừa: Dừa chứa các chất béo mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, bao gồm làm gia tăng đốt cháy chất béo, làm chất béo trong máu tốt hơn và cải thiện chức năng não.
4. Chế Độ Low-Fat Làm Giảm Choresterol Tốt HDL
Nồng độ Lipoprotein cao (HDL) đồng nghĩa là các cholesterol “tốt”. Và nồng độ HDL cao cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc ăn nhiều chất béo có thể làm tăng nồng độ HDL trong máu, ngược lại nếu ăn nhiều carbohydrate có thể làm giảm nồng độ HDL.
Do đó, cách tốt nhất để tăng mật độ HDL là bạn phải có một chế độ ăn uống có hàm lượng carb thấp.
5. Chế Độ Low-Fat Giảm Hormone Nội Tiết Tố Nam (Testosterone)
Testosterone chính là hormone tình dục chính ở nam giới. Giống như hormon steroid khác, testosterone sản xuất ra cholesterol.
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, chế độ ăn low-fat làm giảm đáng kể nồng độ testosterone, giảm 12% sau 8 tuần với chế độ ăn này.
Nồng độ testosterone cân bằng rất quan trọng đối với sức khỏe ở cả nam và nữ.
Nồng độ testosterone thấp có thể dẫn đến mất khối lượng lớn cơ bắp, tăng mỡ trong cơ thể, loãng xương, trầm cảm, giảm ham muốn tình dục.
6. Chế độ Low-Fat Gây Hại Cho các Cholesterol Xấu LDL
Nồng độ Lipoprotein thấp (LDL) đồng nghĩa là các choresterol xấu. Nồng độ LDL cao có nghĩa là nguy cơ mắc bệnh tim cao.
Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu gần đây lại chỉ ra rằng, có hai loại nhỏ LDL: một loại là LDL nhỏ, dày đặc (gọi là mô hình B) và LDL lớn (gọi là mô hình A). Và chỉ có các loại hạt nhỏ dày đặc mới làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mà thôi.
Nhiều nghiên cứu khác cũng công bố rằng, một lượng carbohydrate lớn, đặc biệt là carb tinh chế sẽ làm tăng mật độ các loại hạt LDL nhỏ, trong khi chất béo bão hòa và cholesterol lại thay đổi các hạt LDL từ nhỏ, dày đặc thành LDL lớn vô hại.
7. Chế Độ Low-Fat Dẫn Đến Bệnh Tim
Bệnh tim là nguyên nhân gây tử vong phổ biến nhất ở các nước có mức thu nhập trung bình và cao.
Trong một nghiên cứu với 48.835 phụ nữ, các chế độ ăn kiêng low-fat chỉ làm mất khoảng 0,4 kg trọng lượng trong thời gian 7,5 năm. Và chế độ ăn uống này không làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim hay ung thư.
Một nghiên cứu khác với 12.866 người đàn ông có nguy cơ mắc bệnh tim cao; và chế độ ăn ít chất béo không hề làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim của nhóm người này.
Đối với bệnh nhân tiểu đường thì sao? Một nghiên cứu với 5.145 bệnh nhân tiêu đường trong 10 năm áp dụng chế độ ăn low-fat; tuy nhiên nguy cơ bệnh tim của họ không hề giảm xuống mặc dù họ kiểm soát calo nạp vào.
Tôi hi vọng, bài viết này sẽ giúp ích cho bạn và gia đình bạn.
Chúc bạn thành công!