“Hãy để thực phẩm trở thành thuốc và thuốc trở thành thực phẩm”
Đây là câu nói nổi tiếng từ bác sĩ Hy Lạp cổ đại Hippocrates, người được mệnh danh là cha đẻ của nghành y học phương tây.
Ông đã thực sự từng sử dụng tỏi để điều trị một vài điểu kiện y tế.
Và thật tốt khi khoa học hiện đại gần đây đã khẳng định được nhiều tác động sức khỏe có lợi của loại thực phẩm này.
Dưới đây là 11 lợi ích sức khỏe của tỏi đã được khoa học chứng minh dựa trên các nghiên cứu trên người.
1. Tỏi Chứa Hợp Chất Allicin Có Dược Tính Rất Mạnh
Tỏi là một cây thực vật họ hành.
Nó có liên quan chặt chẽ với hành tây, hẹ tây và tỏi tây.
Nó sinh trưởng ở nhiều nơi trên thế giới và là một thành phần phổ biến trong nấu ăn vì mùi và hương vị của nó đăci biệt thơm ngon.
Tuy nhiên, trong suốt lịch sử cổ đại, ứng dụng chính của tỏi chính là dùng cho ứng dụng sức khỏe do tính dược tính của nó.
Tất cả các tài liệu đều thể hiện rằng, tỏi được sử dụng bởi tất cả các nền văn minh lớn, bao gồm cả người Ai Cập, Babylon, Hy Lạp, La Mã và Trung Quốc.
Phần đáy của thân cây tỏi phù to thành củ (gọi là đầu) gồm có khoảng 3 đến 20 đầu nhỏ gọi là tép. Mỗi đầu tỏi thường có 10-20 tép tỏi, có thể ít hoặc nhiều hơn.
Hiện nay chúng ta biết rằng, hầu hết tác động sức khỏe của tỏi là do một trong những hợp chất lưu huỳnh được hình thành khi một tép tỏi được băm nhỏ, nghiền hoặc nhai.
Hợp chất này được gọi là allicin, và nó cũng là hợp chất tạo nên mùi đặc trưng của tỏi.
Allicin đi vào cơ thể qua đường tiêu hóa và đi khắp cơ thể, và có tác động sinh học mạnh đối với cơ thể.
Tóm lại: Tỏi là một loại cây thực vật thuộc họ hành, được trồng để làm hương liệu nấu ăn và mang lại các lợi ích sức khỏe. Trong tỏi có hàm lượng hợp chất lưu huỳnh Allicin cao, được chứng minh sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe.
2. Tỏi Rất Bổ Dưỡng, Nhưng Lại Có Rất Ít Calo
Tỏi là thực phẩm vô cùng bổ dưỡng.
1 khẩu phần 28g tỏi có chứa:
- Mangan: 23% RDA.
- Vitamin B6: 17% RDA.
- Vitamin C: 15% RDA.
- Selen: 6% RDA.
- Chất xơ: 1 gram.
- Và nhiều khoáng chất như: canxi, đồng, kali, phốt pho, sắt và vitamin B1.
Tỏi cũng chứa một lượng nhỏ các chất dinh dưỡng khác nhau. Trong thực tế, nó có chứa gần như tất cả mọi thứ chúng ta cần.
Khẩu phần này có 42 calo, trong đó có 1.8g là protein và 9g là carbs.
Tóm lại: Tỏi ít calo và rất giàu vitamin C, vitamin B6 và mangan. Nó cũng chứa một lượng nhỏ các chất dinh dưỡng khác nhau.
3. Tỏi Có Thể Chống Bệnh Tật Bao Gồm Cảm Lạnh Thông Thường
Việc bổ sung tỏi hàng ngày sẽ giúp bạn tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Một nghiên cứu quy mô lớn kéo dài 12 tuần cho thấy rằng, việc bổ sung tỏi hàng ngày làm giảm 63% bệnh cảm lạnh so với giả dược.
Thời gian kéo dài của triệu chứng cảm lạnh cũng giảm 70%, chỉ 1.5 ngày, trong khi nhóm giả dược là 5 ngày.
Một nghiên cứu khác cho thấy, việc sử dụng chiết xuất tỏi với liều lượng cao(2.56g mỗi ngày) có thể làm giảm 61% số ngày bị bệnh cảm lạnh hoặc cúm.
Nếu bạn thường xuyên bị cảm lạnh, bạn nên thêm tỏi vào chế độ ăn uống của bạn. Điều này có thể vô cùng hữu ích đối với bạn.
Tóm lại: bổ sung tỏi giúp ngăn ngừa và làm giảm mức độ nghiêm trọng của các bệnh thông thường như cảm cúm và cảm lạnh thông thường.
4. Các Hợp Chất Hoạt Động Trong Tỏi Có Thể Giảm Huyết Áp
Bệnh tim mạch như nhồi máu cơ tim và đột quỵ là kẻ giết người lớn nhất thế giới.
Huyết áp cao, hoặc tăng huyết áp, là một trong những động lực quan trọng nhất của các bệnh này.
Các nghiên cứu trên người đã phát hiện ra rằng, việc bổ sung tỏi hàng ngày sẽ có tác động đáng kể vào việc giảm huyết áo ở những người cao huyết áp.
Trong một nghiên cứu, chiết xuất tỏi ở liều lượng 600-1,500 mg cũng có hiệu quả như thuốc Atenolol, một loại thuốc làm giảm huyết áp trong thời gian 24 tuần.
Để có những hiệu ứng tích cực như mong muốn, bạn cần phải bổ sung tỏi với lượng khá lớn. Lượng Allicin cần thiết dùng mỗi ngày tương đương khoảng 4 tép tỏi.
Tòm lại: việc sử dụng tỏi với liều cao có thể cải thiện huyết áp ở những người cao huyết áp. Trong một số trường hợp, việc bổ sung tỏi có công dụng như sử dụng thuốc thông thường.
5. Tỏi Cải Thiện Cấp Độ Cholesterol, Có Thể Hạ Thấp Nguy Cơ Bệnh Tim
Tỏi có thể làm giảm tổng lượng cholesterol và nồng độ cholesterol LDL.
Đối với những người có hàm lượng cholesterol cao, việc bổ sung tỏi có thể làm giảm khoảng 10-15% tổng cholesterol và / hoặc cholesterol LDL.
Tỏi chí có tác động giảm cholesterol xấu LDL, còn cholesterol tốt không có thay đổi nào.
Tỏi không làm giảm nộng độ mỡ máu, một yếu tố nguy cơ khác đã biết đối với bệnh tim.
Tóm lại: bổ sung tỏi dường như giúp cơ thể giảm tổng thể cholesterol và cholesterol LDL, đặc biệt ở những người có mức cholesterol cao. HDL cholesterol và triglycerides mỡ máu dường như không bị ảnh hưởng.
6. Tỏi Có Chứa Chất Chống Ôxy Hóa Có Thể Giúp Ngăn Ngừa Bệnh Mất Trí (Alzheimer)
Thiệt hại ôxy hóa từ các gốc tự do góp phần thúc đẩy quá trình lão hóa.
Tỏi có chứa chất chống oxy hóa có thể hỗ trợ bảo vệ cơ thể chống lại thiệt hại do bị ôxy hóa.
Sử dụng tỏi với liều cao không những có thể giúp tăng enzym chống ôxy hóa ở người, mà còn giảm đáng kể stress ôxy hóa ở những người có huyết áp cao.
Tác động làm giảm cholesterol, hạ huyết áp, và đặc tính chống oxy hóa, có thể giúp ngăn ngừa bệnh não thường gặp như bệnh mất trí nhớ Alzheimer.
Tóm lại: Tỏi có chứa chất chống oxy hóa bảo vệ chống lại các tổn thương tế bào và lão hóa. Nó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ Alzheimer.
7. Tỏi Có Thể Giúp Bạn Sống Lâu Hơn
Tác dụng của tỏi đổi với tuổi thọ của con người về cơ bản thì không thể chứng minh ở người.
Nhưng với tác dụng có lợi của các yếu tố nguy cơ quan trọng như huyết áp, nó giúp bạn có cảm giác tỏi giúp bạn sống lâu hơn.
Thực tế cho thấy, tỏi có thể chống lại các bệnh truyền nhiễm cũng là một yếu tố quan trọng, vì căn bệnh này là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tử vong, đặc biệt ở người cao tuổi và những người có chức năng hệ miễn dịch bị rối loạn.
Tóm lại: Tỏi đã được biết đến với các tác dụng phổ biến của bệnh mãn tính. Vì vậy nó cho bạn cảm giác hoàn hảo và có thể giúp bạn sống lâu hơn.
8. Hiệu Suất Tập Luyện Có Thể Được Cải Thiện Bằng Việc Bổ Sung Tỏi.
Tỏi là một trong những chất tăng cường hiệu suất sớm nhất.
Nó được sử dụng trong các nền văn hóa cổ đại để giảm mệt mỏi và tăng cường khả năng làm việc của người lao động.
Đáng chú ý nhất, nó được dùng cho các vận động viên Olympic ở Hy Lạp cổ đại.
Các nghiên cứu trên động vật gặm nhấm đã chỉ ra rằng, tỏi giúp tăng cường tập luyện. Cũng có một số nghiên cứ trên con người khẳng định điều này.
Đối tượng có bệnh tim uống dầu tỏi trong vòng 6 tuần đã giảm 12% nhịp tim đập cao nhất, và cải thiện sức chịu đựng của học.
Tuy nhiên, cũng có một nghiên cứu trên chín người đi xe đạp lại không tìm thấy lợi ích về hiệu suất nào.
Các nghiên cứu khác cho thấy, sự mệt mỏi do tập luyện có thể giảm với tỏi.
Tóm lại: tỏi có thể cải thiện hiệu suất vật lý ở động vật trong phòng thí nghiệm và những người có bệnh tim. Lợi ích của tỏi đối với người khỏe mạnh thì chưa có tính thuyết phục lắm.
9. Ăn Tỏi Có Thể Giúp Khử Các Kim Loại Nặng Trong Cơ Thể
Các hợp chất lưu huỳnh trong tỏi đã được chứng minh có thể bảo vệ cơ thể chống lại các tổn thương cơ quan do ngộ độc kim loại nặng.
Một nghiên cứu bốn tuần trong nhân viên của một nhà máy pin xe (tiếp xúc quá nhiều dẫn) cho thấy rằng, tỏi làm giảm 19% hàm lượng chì trong máu. Nó cũng làm giảm nhiều dấu hiệu lâm sàng của sự nhiễm độc, bao gồm đau đầu và huyết áp.
Ăn 3 liều tỏi mỗi ngày sẽ cho kết quả thậm chí vượt trội hơn so với thuốc D-penicillamine giúp giảm triệu chứng.
Tóm lại: trong một số nghiên cứu tỏi được chứng minh là làm giảm đáng kể các triệu chứng nhiễm độc chì
10. Tỏi Có Thể Cải Thiện Sức Khỏe Của Xương
Mặc dù không có thử nghiệm trên người xác định ảnh hưởng của tỏi đối với tình trạng mất xương, nhưng các nghiên cứu trên động vật gặm nhấm đã chỉ ra rằng, nó có thể giảm thiểu sự mất xương bằng cách tăng estrogen ở phụ nữ.
Một nghiên cứu ở phụ nữ mãn kinh cho thấy, mỗi ngày ăn 2 tép tỏi khô hoặc sử dụng chiết xuất tỏi với lượng tương đương giúp giảm đáng kể dấu hiệu thiếu hụt estrogen.
Điều này cho thấy tỏi có thể có tác dụng có lợi đối với sức khỏe của xương ở phụ nữ.
Các thực phẩm như tỏi và hành tây cũng đã được chứng minh là có tác dụng có lợi trên bệnh viêm xương khớp.
Tóm lại: Tỏi có thể có một số lợi ích cho sức khỏe của xương bằng cách tăng lượng estrogen ở nữ giới, nhưng các nghiên cứu trên con người để khẳng định lại điều này là rất cần thiết.
11. Tỏi Dễ Dàng Được Bổ Sung Vào Các Bữa Ăn Của Bạn Giúp Món Ăn Thêm Tròn Vị
Điều cuối cùng này không phải là một lợi ích sức khỏe, nhưng nó cũng rất quan trọng.
Thực tế cho thấy, bổ sung tỏi vào các món ăn sẽ giúp món ăn của bạn tăng hương vị và thơm ngon hơn. Đặc biệt là các món súp và nước sốt.
Tỏi được sử dụng dưới nhiều hình thức như tỏi băm, xay mịn, chiết xuất tỏi hay dầu tỏi.
Để có hiệu quả trị liệu tốt nhất, bạn nên ăn tỏi 2-3 lần/ngày, ăn kèm trong bữa ăn.
Hợp chất allicin chỉ hoạt động khi tỏi được băm hoặc cắt nát, tức là tỏi dạng thô. Như vậy, tỏi mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tối ưu nhất là tỏi thô. Bạn cắt nát hoặc băm nhỏ pha vào nước chấm, hoặc thêm vào chế biến món ăn…vv.
Hàng nghìn năm trước, tỏi đã được sử dụng để chữa bệnh. Với khoa học hiện đại ngày nay, tỏi đã được chứng minh là một trong những siêu thực phẩm lành mạnh có rất nhiều lợi ích sức khỏe. Vì vậy, bạn và gia đình bạn không có lý do gì để không bổ sung tỏi vào các bữa ăn hàng ngày của gia đình.