Thuần chay (hay còn gọi là ăn chay trường) không phải là một khái niệm mới, nhưng gần đây nó đã ngày càng nhận được nhiều sự chú ý.
Trên thực tế, các tìm kiếm trực tuyến về thuật ngữ thuần chay đã tăng hơn 250% trong 5 năm qua.
Trong vài năm gần đây, một số người nổi tiếng trở thành người ăn chay trường, và số lượng lớn các sản phẩm thuần chay đã xuất hiện trong các cửa hàng.
Bài viết này giải thích thế nào là người thuần chay, họ ăn những gì và tại sao người ta lại chọn ăn theo cách này.
Thế nào là Ăn Chay Trường?
Thuật ngữ “thuần chay” được đặt ra vào năm 1944 bởi một nhóm nhỏ những người ăn chay đã rời khỏi Hiệp hội Ăn chay Leicester để thành lập Hiệp hội Thuần chay.
Ngoài việc không ăn thịt như những người ăn chay, những người này chọn không tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, trứng hoặc bất kỳ sản phẩm nào khác có nguồn gốc động vật.
Vì vậy, họ cảm thấy cần phải thành lập một hiệp hội đại diện đúng đắn hơn cho quan điểm của mình.
Thuật ngữ thuần chay (vegan) được chọn bằng cách kết hợp các chữ cái đầu tiên và cuối cùng của chữ “chay” (vegetarian). Thuần chay ban đầu được định nghĩa là “nguyên tắc giải phóng các con vật khỏi sự bóc lột của con người.”
Vào năm 1979, Hiệp hội Thuần chay đã trở thành một tổ chức từ thiện được đăng ký và cập nhật định nghĩa đó.
Thuần chay hiện đang được định nghĩa là một lối sống nhằm loại trừ tất cả các hình thức bóc lột và tàn bạo đối với động vật, có thể là từ thức ăn, quần áo hoặc bất kỳ mục đích nào khác.
Tóm tắt: Ăn chay trường là cách ăn và sống loại bỏ càng nhiều càng tốt việc bóc lột và tàn ác với động vật.
Lý do vì sao người ta quyết định ăn theo cách này
Những người ăn chay trường thường chọn không ăn các sản phẩm động vật vì một hoặc nhiều lý do sau đây:
Vì đạo đức
Người ăn thuần chay vì đạo đức tin tưởng mạnh mẽ rằng tất cả các sinh vật đều có quyền sống và quyền tự do.
Vì vậy, họ chống lại việc kết thúc cuộc sống của cá thể sống có ý thức đơn giản chỉ để ăn thịt, uống sữa hoặc mặc da của chúng, nhất là vì các lựa chọn thay thế có sẵn.
Người ăn thuần chay vì đạo đức cũng phản đối những căng thẳng tâm lý và thể xác mà động vật có thể phải chịu đựng do ngành chăn nuôi hiện đại gây ra.
Ví dụ, người ăn thuần chay vì đạo đức thương xót nhiều con vật phải sống trong trại nuôi nhốt hoặc trong lồng và thường hiếm khi được thả ra từ khi lọt lòng cho đến lúc bị giết mổ.
Hơn nữa, nhiều người ăn thuần chay không ngại nói về việc chống lại ngành chăn nuôi, chẳng hạn như việc nghiền gà con sống trong ngành công nghiệp sản xuất trứng hoặc ép ngỗng ăn trong ngành sản xuất gan ngỗng béo.
Người ăn thuần chayvì đạo đức chứng minh sự phản đối của họ bằng cách chi tiền cho các sản phẩm không góp phần duy trì cho ngành công nghiệp chăn nuôi.
Tóm tắt: Người ăn chay trường vì đạo đức tránh ăn thịt và các sản phẩm trong ngành nông nghiệp chăn nuôi vì họ tin vào quyền tự do và quyền được sống của động vật.
Vì sức khỏe
Một số người chọn chế độ ăn thuần chay vì các lợi ích sức khỏe tiềm ẩn của nó.
Ví dụ, một số người ăn thuần chay quan tâm đến cơ chế mà chế độ ăn toàn thực vật có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường tuýp 2, ung thư hay tử vong sớm (1, 2, 3, 4, 5).
Những người khác có thể được khuyến khích bởi các báo cáo rằng việc giảm tiêu thụ sản phẩm động vật có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh Alzheimer hoặc chết vì ung thư hoặc bệnh tim (6, 7, 8, 9, 10).
Một số cũng chọn chế độ ăn chay để tránh những tác dụng phụ liên quan đến kháng sinh và hoóc-môn được dùng trong chăn nuôi hiện đại (11, 12, 13).
Cuối cùng, các nghiên cứu thống liên hệ chế độ ăn chay trường với giảm trọng lượng cơ thể và chỉ số khối cơ thể (BMI). Một số người có thể chọn những chế độ ăn uống này để giúp làm giảm mỡ cơ thể (14, 15, 16).
Tóm tắt: Người ăn chay trường tránh thịt, trứng và các sản phẩm từ sữa để cải thiện sức khoẻ, kéo dài cuộc sống, giảm cân hoặc giảm nguy cơ mắc bệnh.
Vì môi trường
Người ta cũng có thể chọn tránh ăn thịt và các sản phẩm động vật khác do tác động đến môi trường của hoạt động chăn nuôi.
Báo cáo năm 2010 của Liên Hợp Quốc lập luận rằng, các sản phẩm này nói chung đòi hỏi nhiều nguồn lực hơn và gây ra lượng phát thải khí nhà kính cao hơn các lựa chọn từ thực vật hoàn toàn (17).
Ví dụ, ngành chăn nuôi đóng góp 65% tổng lượng khí thải nitơ oxit. Nó cũng bao gồm 35-40% khí thải metan toàn cầu và 9% khí thải cacbon dioxit toàn cầu (18).
Ni-tơ ôxit, metan và cacbon dioxit được coi là ba loại khí nhà kính chủ yếu liên quan đến ô nhiễm không khí và biến đổi khí hậu.
Hơn nữa, ngành chăn nuôi có xu hướng là cần nhiều nước. Mất từ 550 và 5,200 gallon nước (1,700 và 19,550 lít) cần thiết để sản xuất 1 pound (0.5 kg) thịt bò (19, 20).
Lượng nước này cao hơn 43 lần lượng nước cần để tạo ra cùng một lượng hạt ngũ cốc (20).
Ngành chăn nuôi cũng có thể dẫn đến nạn phá rừng khi các khu vực rừng được chuyển đổi thành các khu vực dành cho chăn thả gia súc hoặc trồng cây ăn quả. Việc phá hủy môi trường sống này được cho là góp phần vào sự tuyệt chủng của các loài động vật khác nhau (18, 21).
Tóm tắt: Một số người ăn chay trường chọn tránh tiêu thụ các sản phẩm động vật trong nỗ lực giảm tác động lên môi trường.
Có những loại chế độ ăn thuần chay nào?
Có một số nhóm ăn thuần chay. Các loại phổ biến nhất là:
- Ăn thuần chay theo chế độ ăn: Thuật ngữ này thường được dùng thay thế cho “người ăn toàn thực vật” và chỉ những người chọn tránh các sản phẩm từ động vật trong chế độ ăn của mình nhưng vẫn tiếp tục dùng chúng trong các sản phẩm khác, như quần áo và mỹ phẩm.
- Ăn thuần chay thực phẩm nguyên chất: Người ăn chay trường ủng hộ chế độ ăn uống giàu thực phẩm nguyên chất như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên cám, đậu, quả hạch và hạt.
- Ăn thuần chay thực phẩm chay chế biến: Những người này chủ yếu ăn thức ăn chay trường chế biến, chẳng hạn như các loại thịt chay, khoai tây chiên, suất ăn đông lạnh thuần chay và các món tráng miệng thuần chay như bánh quy Oreo và kem không phải là sữa.
- Ăn thuần chay thực phẩm tươi: là những người ăn trái cây tươi, rau, quả hạch, hạt và các loại thực phẩm nấu ở nhiệt độ dưới 118°F (48°C) (22).
- Ăn thuần chay thực phẩm tươi ít béo: Còn được gọi là người ăn trái cây, nhóm người này hạn chế các thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như quả hạch, trái bơ, dừa và chủ yếu ăn trái cây. Đôi khi họ ăn các loại thực vật khác với lượng ít hơn.
Tóm tắt: Các loại ăn chay trường chính gồm ăn chay, ăn thực phẩm nguyên chất, ăn thực phẩm chay chế biến, ăn thực phẩm tươi, ăn thực phẩm tươi hoặc ít béo.
Các thực phẩm mà người ăn thuần chay tránh
Người ăn chay trường tránh tất cả các thực phẩm có nguồn gốc động vật. Bao gồm:
- Thịt
- Gà
- Cá
- Động vật có vỏ
- Trứng
- Các sản phẩm từ sữa
- Mật ong
Hơn nữa, người ăn chay trường tránh những thức ăn có chứa bất cứ thành phần nào từ động vật.
Bao gồm albumin, casein, carmine, gelatin, axit lactic, pepsin, shellac, vitamin D3, whey hoặc một số phụ phẩm đầu số E có nguồn gốc động vật nhất định.
Thực phẩm có chứa các thành phần này có thể bao gồm một số loại bia và rượu vang, kẹo dẻo bông gòn, mứt lúa mì, một số loại kẹo dẻo nhất định và kẹo nhai.
Tóm tắt: Người ăn chay trường tránh ăn thịt, gà, cá, động vật có vỏ, trứng, sữa và mật ong, cũng như bất kỳ sản phẩm khác có chứa thành phần có nguồn gốc từ động vật.
Thực phẩm mà người ăn thuần chay chọn ăn
Tránh các sản phẩm từ động vật không có nghĩa là bạn phải sống chỉ nhờ rau và đậu hũ.
Trên thực tế, nhiều món ăn phổ biến vốn đã là món chay hoặc có thể điều chỉnh dễ dàng.
Một số ví dụ bao gồm món bánh burrito đậu, bánh mì kẹp rau, pizza cà chua, sinh tố, bánh khoai tây chiên với xốt salsa và guacamole, cuộn hummus, bánh mì sandwich và các món mì pasta.
Các món ăn khai vị chế biến từ thịt nói chung được thay bằng các bữa ăn có những thứ sau:
- Đậu
- Đậu lăng
- Đậu hũ
- Mì căn
- Tempeh
- Quả hạch
- Hạt
Các sản phẩm từ sữa thường được thay bằng sữa từ thực vật. Trứng tráng có thể được thay bằng đậu phụ tráng, trong khi trứng sống có thể được thay thế bằng hạt lanh hoặc hạt chia trong các công thức nấu ăn khác nhau.
Mật ong có thể được thay bằng chất làm ngọt từ thực vật, chẳng hạn như mật đường, mật cây thích hay mạch nha. Ngoài ra, người ăn chay trường có xu hướng tiêu thụ nhiều loại ngũ cốc nguyên cám, cũng như nhiều loại trái cây và rau cải đa dạng (23, 24).
Cuối cùng, người ăn chay trường cũng có thể lựa chọn từ các sản phẩm chay chế biến, bao gồm các loại thịt chay, sữa chua, pho mát thuần chay và thậm chí cả các phiên bản thuần chay của các món tráng miệng mà bạn yêu thích.
Tóm tắt: Người ăn chay trường ăn nhiều thực phẩm thực vật, bao gồm đậu, đậu lăng, hạt, hạt, ngũ cốc nguyên cám, trái cây và rau cải.
Thông điệp chính
Người ăn thuần chay là những người chọn không tiêu thụ các sản phẩm động vật vì lý do đạo đức, sức khỏe hoặc môi trường – hoặc kết hợp cả ba.
Thay vào đó, họ ăn các thực phẩm thực vật khác nhau bao gồm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên cám, cây họ đậu, quả hạch, hạt và các sản phẩm chế biến từ thực phẩm này.