Bạn có biết rằng trong cơ thể mình có nhiều vi khuẩn hơn các tế bào gấp 10 lần không? Đó là sự thật, và hầu hết chúng đều nằm trong ruột.
Nhưng thực sự không cần phải hoảng sợ đâu vì hầu hết các vi khuẩn đều vô hại.
Có được đúng loại vi khuẩn cần thiết trong ruột thậm chí còn có lợi cho sức khỏe nữa (1).
Những lợi ích này bao gồm giảm cân, cải thiện tiêu hóa, tăng cường chức năng miễn dịch, làm đẹp da và giảm nguy cơ mắc bệnh (2).
Do đó ngay sau đây chúng ta sẽ bàn về chủ đề probiotic.
Probiotic là các loại thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng có chứa các vi khuẩn thân thiện được cho là sẽ giúp đường ruột trở nên ổn định với các vi sinh vật có khả năng tăng cường sức khoẻ.
Nói như vậy không hề phóng đại tầm quan trọng của việc này chút nào.
Chăm sóc đường ruột và các vi khuẩn thân thiện cư trú ở đó có thể là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm cho sức khoẻ của mình.
Probiotic là gì?
Theo định nghĩa chính thức thì probiotic là “các vi sinh vật sống, nếu được quản lý với số lượng thích hợp, sẽ có lợi cho sức khoẻ” (3).
Probiotics thường là vi khuẩn, nhưng cũng có một loại men có thể hoạt động như probiotic. Chúng ta có thể nhận probiotics từ các thực phẩm chức năng cũng như thực phẩm được chế biến bằng quá trình lên men vi khuẩn.
Các loại thực phẩm có chứa probiotic bao gồm sữa chua, kefir (rượu làm từ sữa bò lên men), dưa cải Đức, tempeh, kimchi và những thứ khác.
Không nên nhầm lẫn probiotics với prebiotic (chú ý chữ “e”). Prebiotic là những chất xơ thực phẩm giúp ăn những vi khuẩn thân thiện có sẵn trong ruột (4).
Hiện nay có hàng chục loại vi khuẩn probiotic khác nhau đã được chứng minh là có lợi cho sức khoẻ.
Các nhóm phổ biến nhất bao gồm Lactobacillus và Bifidobacterium. Mỗi nhóm lại có rất nhiều loài khác nhau và mỗi loài lại có nhiều chủng.
Điều thú vị là các probiotic khác nhau lại có tác dụng trong các điều kiện sức khoẻ khác nhau. Vì vậy, lựa chọn đúng loại (hoặc các loại) probiotic là điều cần thiết.
Nhiều loại thực phẩm chức năng chứa probiotic kết hợp các loài khác nhau trong cùng một sản phẩm. Chúng được gọi là các probiotics phổ quát hoặc probiotic đa dụng.
Hãy ghi nhớ rằng, lĩnh vực nghiên cứu này vẫn còn mới nhưng đang phát triển rất nhanh chóng.
Dù có các bằng chứng đầy hứa hẹn nhưng nó đủ để chứng minh một cách thuyết phục rằng probiotic giúp cải thiện mọi tình trạng sức khoẻ đề cập trong bài viết này (5).
Điểm then chốt: Probiotic là các vi sinh vật sống có lợi cho sức khoẻ khi tiêu thụ với số lượng thích hợp. Có rất nhiều loại khác nhau và bạn có thể bổ sung chúng từ thực phẩm hoặc thực phẩm chức năng.
Tầm quan trọng của vi sinh vật trong ruột
Quần thể vi sinh vật trong ruột đầy phức tạp của con người được gọi là hệ thực vật đường ruột (6). Ruột của bạn thực sự có chứa hàng trăm loại vi sinh vật khác nhau, đôi khi lên đến 1000 loài. Chúng bao gồm vi khuẩn, nấm men và virut. Trong đó đại đa số là vi khuẩn.
Hầu hết hệ thực vật đường ruột được tìm thấy trong đại tràng hoặc ruột già, đoạn cuối của đường tiêu hóa.
Các hoạt động trao đổi chất của hệ thực vật đường ruột thực sự giống với các cơ quan khác trong cơ thể. Vì lý do này, một số nhà khoa học gọi hệ thực vật đường ruột là “cơ quan bị lãng quên” (7).
Hệ thực vật đường ruột thực hiện nhiều chức năng rất quan trọng đối với sức khoẻ. Nó sản xuất ra vitamin, bao gồm vitamin K và một số vitamin B (8).
Nó cũng chuyển chất xơ thành các axit béo ngắn mạch như butyrate, propionate và axetat, chúng cung cấp thức ăn cho thành ruột và thực hiện nhiều chức năng trao đổi chất (9, 10).
Chúng cũng kích thích hệ thống miễn dịch và điều chỉnh sự toàn vẹn của ruột. Điều này có thể giúp ngăn ngừa các chất không mong muốn “rò rỉ” vào cơ thể và kích thích phản ứng miễn dịch (11, 12, 13, 14).
Tuy nhiên, không phải tất cả các sinh vật trong ruột đều thân thiện. Có loại tốt mà cũng có loại xấu.
Hệ thực vật đường ruột thực ra rất nhạy cảm với những chấn thương hiện đại, và các nghiên cứu cho thấy hệ thực vật đường ruột “không cân bằng” có liên quan đến nhiều bệnh (15, 16). Số đó bao gồm béo phì, tiểu đường tuýp 2, hội chứng chuyển hóa, bệnh tim, ung thư đại trực tràng, bệnh Alzheimer, trầm cảm và nhiều bệnh khác nữa (17, 18, 19, 20, 21, 22, 23).
Probiotic (và các chất xơ prebiotic) có thể giúp điều chỉnh sự cân bằng này, đảm bảo rằng “cơ quan bị lãng quên” của chúng ta đang hoạt động tối ưu (24).
Điểm then chốt: Hệ thực vật đường ruột của con người bao gồm hàng trăm loại vi sinh vật khác nhau. Probiotic giúp hệ thống ruột hoạt động tối ưu.
Probiotic và sức khoẻ của hệ tiêu hoá
Probiotic được nghiên cứu nhiều nhất trong mối tương quan với sức khỏe tiêu hóa (25). Bằng chứng mạnh mẽ nhất có quan hệ với chứng tiêu chảy liên quan đến kháng sinh.
Khi con người dùng kháng sinh, đặc biệt là trong thời gian dài, họ thường bị tiêu chảy trong một thời gian dài sau khi đã hết bị nhiễm trùng.
Điều này là do thuốc kháng sinh giết nhiều vi khuẩn tự nhiên trong ruột, làm thay đổi sự cân bằng và cho phép vi khuẩn “xấu” phát triển mạnh.
Hàng chục nghiên cứu đã cung cấp bằng chứng mạnh mẽ cho thấy các thực phẩm chức năng probiotic có thể giúp chữa tiêu chảy liên quan đến kháng sinh (26, 27, 28).
Probiotics cũng đã được chứng minh là có lợi đối với hội chứng ruột kích thích, một chứng rối loạn tiêu hóa rất phổ biến. Chúng có thể giúp làm giảm đầy bụng, táo bón, tiêu chảy và các triệu chứng khác (29, 30, 31).
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng probiotic có thể có lợi cho các bệnh viêm ruột như bệnh Crohn và viêm loét đại tràng (32).
Probiotic cũng có thể giúp chống lại bệnh nhiễm trùng Helicobacter pylori, nguyên nhân chính gây loét và ung thư dạ dày (33, 34, 35, 36).
Nếu bạn đang gặp các vấn đề về tiêu hóa không thể thoát khỏi thì có lẽ, bổ sung probiotic là điều bạn nên cân nhắc.
Điểm then chốt: Probiotic đã được chứng minh là có hiệu quả chống lại các vấn đề về tiêu hóa. Các vấn đề này bao gồm tiêu chảy liên quan đến kháng sinh và hội chứng ruột kích thích.
Probiotic và Giảm cân
Người béo phì có các vi khuẩn đường ruột khác người gầy (37, 38).
Các nghiên cứu trên động vật cũng cho thấy rằng, việc cấy ghép phân từ động vật gầy có thể khiến động vật béo phì giảm cân (39, 40).
Vì lý do này, nhiều nhà khoa học hiện nay tin rằng, vi khuẩn đường ruột của chúng ta rất quan trọng trong việc khống chế lượng mỡ trong cơ thể (41, 42).
Mặc dù điều này cần được nghiên cứu nhiều hơn nhưng một số chủng probiotic đã được chứng minh là có thể giúp giảm cân (43).
Nghiên cứu ấn tượng nhất về điều này đã được xuất bản vào năm 2013. Nó được thực hiện trên 210 người mắc chứng béo bụng.
Trong nghiên cứu này, việc dùng probiotic Lactobacillus gasseri làm cho họ mất 8,5% khối lượng mỡ bụng trong vòng 12 tuần (44). Khi ngừng sử dụng probiotic, họ đã lấy lại mỡ bụng trong vòng 4 tuần.
Cũng có một số bằng chứng cho thấy Lactobacillus rhamnosus và Bifidobacterium lactis có thể giúp giảm cân và phòng ngừa béo phì (45).
Tuy nhiên, điều này cần được nghiên cứu nhiều hơn trước khi đưa ra bất kỳ khuyến cáo nào.
Ngoài ra còn có một số nghiên cứu trên động vật cho thấy, các chủng probiotic khác thậm chí còn có thể dẫn đến tăng cân chứ không hề giảm (46).
Điểm then chốt: Có một số bằng chứng cho thấy probiotic Lactobacillus gasseri có thể giúp con người giảm béo bụng. Điều này cần được nghiên cứu nhiều hơn.
Những lợi ích sức khoẻ khác của Probiotics
Trong phạm vi bài viết này chúng ta không thể đi vào bàn hết các lợi ích đáng kinh ngạc của probiotic. Tuy nhiên, có một vài điểm đáng lưu ý ở đây:
- Viêm: Probiotic đã được chứng minh là làm giảm viêm ở mức hệ thống, điều gây ra nhiều bệnh tật (47).
- Trầm cảm và lo lắng: Các chủng probiotic Lactobacillus helveticus và Bifidobacterium longum đã được chứng minh là làm giảm triệu chứng lo lắng và trầm cảm ở những người bị trầm cảm lâm sàng (48, 49).
- Cholesterol trong máu: Một số probiotic đã được chứng minh là làm giảm mức cholesterol toàn phần và cholesterol LDL (50, 51).
- Huyết áp: Probiotic cũng chứng minh là làm giảm huyết áp ở mức khiêm tốn (52, 53).
- Chức năng miễn dịch: Một số chủng probiotic có thể tăng cường chức năng miễn dịch và dẫn đến giảm nguy cơ nhiễm trùng, bao gồm cảm lạnh thông thường (54, 55).
- Sức khoẻ của da: Có một số bằng chứng cho thấy probiotic có thể có ích trong điều trị mụn, rosacea (bệnh đỏ mặt) và eczema (bệnh chàm bội nhiễm), cũng như các chứng rối loạn về da khác (56, 57, 58, 59).
Những khẳng định này chỉ là bề nổi. Probiotic đã được nghiên cứu và cho thấy là nó có lợi đối với một loạt các vấn đề sức khỏe khác.
Điểm then chốt: Probiotic đã được chứng minh là có nhiều lợi ích về sức khoẻ. Chúng có thể làm giảm trầm cảm và lo lắng, cải thiện sức khoẻ tim mạch và tăng cường chức năng miễn dịch.
Probiotic có gây ra tác dụng phụ nào không?
Probiotic nhìn chung rất dễ hấp thu và được xem là an toàn đối với hầu hết mọi người.
Tuy nhiên, trong vài ngày đầu tiên, bạn có thể gặp các phản ứng phụ liên quan đến tiêu hóa, bao gồm đầy bụng và khó chịu nhẹ ở bụng (60).
Sau khi giai đoạn thích ứng ban đầu này kết thúc, việc tiêu hóa của bạn sẽ tốt hơn trước.
Probiotic có thể nguy hiểm và thậm chí dẫn đến nhiễm trùng ở những người có hệ miễn dịch đã bị tổn thương. Số này bao gồm những người nhiễm HIV, AIDS và một số tình trạng sức khoẻ khác (61).
Nếu bạn đã có tiền sử bệnh lý thì chắc chắn là sẽ tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung probiotic.
Điểm then chốt: Các thực phẩm chức năng chứa probiotic có thể gây ra các triệu chứng tiêu hóa nhưng sẽ giảm trong vòng vài ngày. Chúng có thể gây nguy hiểm cho những người mắc một số bệnh nhất định.
Thông điệp chính cần lưu ý
Để duy trì được hệ đường ruột khỏe mạnh, chúng ta cần làm nhiều hơn việc chỉ bổ sung probiotic.
Những gì bạn làm hàng ngày cũng rất quan trọng. Tất cả các nhân tố về lối sống, đặc biệt là loại thực phẩm bạn ăn, đều có ảnh hưởng đến vi khuẩn đường ruột (62).
Sống một lối sống lành mạnh, ngủ ngon và ăn thực phẩm với nhiều chất xơ là chìa khoá để có một đường ruột khỏe mạnh.
Trong nhiều trường hợp, thức ăn và thực phẩm chức năng chứa probiotic cũng có thể có ích.