Ăn uống lành mạnh và giảm cân dường như là điều không thể đối với nhiều người.
Bất chấp các mục đích tốt đẹp mà họ đề ra, nhưng họ vẫn ăn liên tục các loại thực phẩm không lành mạnh, mặc dù họ biết rằng nó đang gây hại cho sức khỏe của họ.
Sự thật đã chứng minh rằng, tác động của một sô thực phẩm nhất định lên não có thể gây nghiện nghiêm trọng.
Nghiện thực phẩm là một vấn đề rất nghiêm trọng và là một trong những lý do chính khiến một số người không thể kiểm soát được việc tiêu thụ lượng thực phẩm xung quanh hàng ngày, gây khó khăn cho những cố gắng của họ.
Nghiện Thực Phẩm Là Gì?
Nghiện thực phẩm có thể được hiểu đơn giản như là việc thèm ăn đồ ăn vặt giống như người nghiện ma túy lên cơn thèm ma túy.
Hiện tượng này liên quan đến các khu vực tương tự trong não, các dây dẫn truyền thần kinh tương tự và nhiều triệu chứng giống hệt nhau.
Nghiện thực phẩm là một thuật ngữ tương đối mới (còn gây tranh cãi) và vẫn chưa có các số liệu phân tích cụ thể về hiện tượng này.
Hiện tượng này cũng tương tự như một số hình thức rối loạn ăn uống khác như ăn uống vô độ, ăn quá nhiều, ăn các thực phẩm không lành mạnh…vv.
Quá Trình Nghiện Thực Phẩm Diễn Ra Như Thế Nào?
Thực phẩm rác đã qua chế biến có tác động mạnh lên các khu trung tâm não bộ như một “phần thưởng”, điều này liên quan trực tiếp đến chất dẫn truyền nơ ron thần kinh não như dopamine.
Các loại thực phẩm làm phát sinh vấn đề là các “thực phẩm rác”, điển hình là các loại thực phẩm có chứa hoặc đường hoặc lúa mì, hoặc cả hai.
Nghiện thực phẩm không phải là do sự thiếu ý chí hay các nhân tố đại loại như vậy, mà nó bị gây ra bởi các tín hiệu “chiếm quyền điều khiển” não bộ rất mạnh của chất dopamine.
Có rất nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, nghiện thực phẩm là một vấn đề thực sự tồn tại.
Dưới Đây Là 8 Triệu Chứng Nghiện Thực Phẩm
Chứng nghiện thực phẩm không thể xác định bằng cách xét nghiệm máu, mà được xác định dựa trên các triệu chứng hành vi như các chứng nghiện khác.
Dưới đây là 8 triệu chứng điển hình phổ biến nhất của những người nghiện thực phẩm:
- Bạn thường xuyên nhận được cảm giác thèm ăn đối với một số loại thực phẩm nhất định, mặc dù đã có cảm giác no hay vừa hoàn thành một bữa ăn bổ dưỡng.
- Khi một món ăn được mang ra, bạn bắt đầu ăn khi bạn thèm và ăn nhiều hơn những gì bạn dự định ban đầu.
- Khi bạn ăn một loại thức ăn mà bạn đang thèm, bạn sẽ ăn nó đến nỗi có cảm giác “nhồi nhét”.
- Bạn có thường cảm thấy tội lỗi sau khi ăn một số thực phẩm đặc biệt, và bạn vẫn có thể ăn tiếp nó ngay sau đó.
- Trong đầu bạn luôn nghĩ về những thực phẩm mà bạn muốn ăn, và muốn ăn một cái gì đó ngay bây giờ.
- Bạn đã nhiều lần cố gắng bỏ ăn hoặc thiết lập quy tắc tiêu thụ các loại thực phẩm nhất định, nhưng không thành công.
- Bạn thường che giấu người khác khi tiêu thụ các loại thực phẩm không lành mạnh.
- Bạn cảm thấy, mình không thể kiểm soát được việc tiêu thụ các loại thực phẩm không lành mạnh, mặc dù biết rằng chúng đang gây hại cho bạn, bao gồm cả việc tăng cân.
Nếu bạn có 4-5 triệu chứng như trên, rất có thể bạn đang rơi vào tình trạng nghiện thực phẩm. Nếu bạn có hơn 6 triệu chứng bạn chắc chắn là một người nghiện thực phẩm.
Nghiện Thực Phẩm Là Một Vấn Đề Nghiêm Trọng
Mặc dù thuật ngữ “nghiện” thường được sử dụng rất nhẹ nhàng, nhưng triệu chứng nghiện thực sự lại là một vấn đề rất nghiêm túc.
Thực tế cho thấy, nghiện rượu, nghiện thuốc lá, nghiện ma túy chính là nguyên nhân dẫn đến nhiều bệnh tật và là nguyên nhân khiến nhiều người phải đến phòng cấp cứu do sử dụng quá liều.
Và tôi đã phát hiện ra rằng, nghiện thực phẩm không lành mạnh cũng là một vấn đề nghiêm trọng được biết đến nhiều hiện nay.
Lý do tôi nói với bạn điều này là để chứng minh rằng, tôi biết nghiện thực phẩ xảy ra như thế nào.
Tôi ở đây để nói với bạn rằng, nghiện thực phẩm cũng giống như nghiện ma túy, có thể nó chúng giống hệt nhau.
Các triệu chứng và quá trình suy nghĩ là hoàn toàn giống nhau. Nó chỉ là việc nghiện một chất khác nhau và mang lại những hậu quả xã hội nghiêm trọng khác nhau.
Nghiện thực phẩm có thể gây ra thiệt hại vật chất. Nó có thể dẫn bệnh nghiêm trọng như bệnh béo phì, tiểu đường loại 2, bệnh tim, ung thư, bệnh Alzheimer, viêm khớp và trầm cảm, và một số căn bệnh khác. Nghiện thực phẩm sẽ phá hỏng cuốc sống hôm nay của bạn, và đó là lý do bạn nên loại bỏ nó.
Nó gây tổn thương cho lòng tự trọng của bạn, khiến bạn không hải lòng về cơ thể của bạn, và làm cuộc sống của bạn trở lên giống nhe địa ngục như đã từng làm đối với tôi.
Hậu quả nghiêm trọng mà nghiện thực phẩm mang lại không hề được phóng đại, nó hoàn toàn là sự thật và là nhân tố nguy hiểm phá hỏng cuộc sống của bạn.
Luật Nghiện – Tại Sao Bạn Lại Không Bao Giờ Có Thể Ăn “Bình Thường” Lại Một Lần Nữa?
Bài học quan trọng nhất mà tôi đã từng học được gọi là “luật nghiện”.
“Một loại thuốc khiến người nghiện tái nghiện sẽ phụ thuộc vào các thành phần có trong chất gây nghiện”.
Một người từng nghiện thuốc trước kia, chỉ cần ngửi thấy khói thuốc, và hút dù chỉ một điếu họ cũng bị tái nghiện ngay lập tức.
Một người nghiện rượu cũng có thể bị tái nghiện ngay cả khi chỉ uống một ngụm rượu.
Không có cách nào để nhận thức xung quanh vấn đề này. Điều đơn giản mà bạn cần phải biết được đó là chứng nghiện hoạt động như thế nào?
Cá nhân tôi tin rằng, nghiện thực phẩm cũng không khác các chứng nghiện khác là mấy. Một miếng bánh, một hớp thức uống, một bữa ăn “tự do” cũng có khiến chứng nghiện thực phẩm xuất hiện.
Tất nhiên, tất cả chúng ta cần phải ăn một cái gì đó. Nếu không chúng ta sẽ chết vì đói. Nhưng bạn tuyệt đối không nên ăn đường, bột mì tinh luyện, hay bất kỳ loại thức ăn rác hiện đại nào khiến mọi người mất kiểm soát.
Hầu hết những người nghiện thực phẩm sẽ không bao giờ có thể ăn thức ăn rác như những người “bình thường” một lần nữa.
Nhưng nếu họ có thể kiểm soát, tránh các “thực phẩm kích hoạt”, thì sau đó họ có thể ăn uống lành mạnh và giảm cân không còn là vấn đề nữa.
Thực tề cũng chứng minh rằng, việc bạn tránh xa hoặc kiêng hoàn toàn các thực phẩm gây kích thích sẽ giúp chống lại các cơn nghiện hiệu quả, và bạn sẽ nhận ra rằng, bạn sẽ sớm hồi phục.
Đây là giải pháp chống nghiện đơn giản, nhưng không hề dễ. Bạn cần phải tránh tất cả các thực phẩm gây nghiện mọi lúc mọi nơi.
Làm Thế Nào Để Biết Liệu Cách Này Có Hữu Ích Hay Không?
Việc tránh hoàn toàn các loại thức ăn rác dường như là điều không thể.
Những thực phẩm này xuất hiện ở khắp mọi nơi và là một phần không thể thiếu trong nền văn hóa của chúng ta.
Nhưng tôi tin rằng, một khi bạn đã quyết định không bao giờ ăn chúng thêm một lần nữa, thì việc tránh chúng hoàn toàn sẽ trở lên dễ dàng hơn.
Khi bạn đã đưa ra quyết định vững chắc để tránh chúng hoàn toàn, khi đó bạn sẽ không cần biện minh cho bất kỳ điều gì xuất hiện trong đầu bạn và thậm chí cảm giác thèm ăn cũng sẽ không xuất hiện.
Nhiều người đã làm điều này (bao gồm cả tôi) và cảm giác thèm ăn đã dần không xuất hiện nữa. Từ đó, họ đã sâu sắc nhận ra rằng, họ cần phải tránh xa những thực phẩm này vĩnh viễn.
Nếu bạn vẫn còn nghi ngờ và không chắc chắn liệu điều này có ích hay không, bạn hãy viết ra các ưu điểm và nhược điểm mà cách này mang lại cho bạn.
- Ưu điểm có thể bao gồm: Tôi sẽ giảm cân, tôi sẽ sống lâu hơn, tôi sẽ có nhiều năng lượng và cảm thấy tốt hơn mỗi ngày…vv.
- Nhược điểm có thể bao gồm: Tôi sẽ không thể ăn kem với gia đình tôi, không có bánh ngọt Giáng sinh, tôi có thể cần phải giải thích sự lựa chọn thực phẩm của tôi…vv.
Bạn hãy viết tất cả mọi thứ xuống và bắt đầu so sánh điều gì là vô ích điều gì là có ích đối với bạn. Và tự hỏi bản thân mình xem điều đó có đáng giá hay không?
Nếu câu trả lời của bạn là “có”, thì bạn hãy yên tâm rằng, bạn đang làm đúng.
Tự Chuẩn Bị Và Đặt Lịch Ngày
Có một vài thứ mà bạn có thể phải tự chuẩn bị và đảm bảo quá trình chuyển đổi dễ dàng nhất có thể.
- Thực phẩm kích hoạt: Bạn cần phải viết ra một danh sách các loại thực phẩm bạn có xu hướng kích hoạt cảm giác thèm ăn của bạn. Những thực phẩm này bạn cần phải tránh hoàn toàn.
- Các điểm bán đồ ăn nhanh: Bạn hãy viết ra một danh sách những nơi phụ vụ đồ ăn nhanh lành mạnh để đề phòng những lúc bạn đói, không có tâm trạng nấu ăn. Điều này cũng ngăn ngừa tái phát chứng nghiện khi bạn đói.
- Nên ăn gì: Bạn cần phải cân nhắc và suy nghĩ thật kỹ những gì bạn có thể ăn, những thực phẩm nào là thực phẩm lành mạnh, tốt cho sức khỏe mà bạn thích và có thể ăn thường xuyên.
- Ưu điểm và Nhược điểm: Bạn nên phô thành nhiều bản ghi các ưu điểm và khuyết điểm về những hành động bạn đang thực hiện. Bạn nên dán một bản ở nhà bếp, và một bản để trong ví hay túi xách để nhắc nhở bạn lý do tại sao bạn cần phải làm điều này.
Điều này sẽ giúp bạn không phải ăn kiêng hay nhịn ăn, nhưng vẫn giúp trọng lượng của bạn giảm xuống trong khoảng thời gian tối thiểu từ 1 đến 3 tháng.
Quá trình vượt qua chứng nghiện thực phẩm tương đối khó khăn, do đó bạn cần phải cố gắng và kiên trì.
Tiếp theo bạn cần phải đặt lịch ngày áp dụng. Bạn phải đặt ra từ ngày này trở đi, bạn sẽ không bao giờ chạm vào các loại thực phẩm gây nghiện, không bao giờ ăn hay cắn chúng dù chỉ một miếng rất nhỏ.
Khi Vẫn Thất Bại, Bạn Hãy Tìm Sự Trợ Giúp.
Nếu bạn bị tái phát hay mất kiểm soát trong việc tiêu thụ thực phẩm một lần nữa, bạn hay tìm sự giúp đỡ.
Tái phát là quy luật thường xảy ra khi đã từng bị nghiện, và điều này không phải là một ngoại lệ.
Hầu hết mọi ngượi đều nhiều lần thất bại trước khi có thể quản lý và kiểm soát thành công lượng thực phẩm được tiêu thụ hàng ngày trong một thời gian dài.
Đây là xu hướng chung mà hầu như người nghiện thực phẩm nào cũng đã từng trải qua.
Nếu bạn bị tái phát thường xuyên, bạn cần phải nhở đến sự giúp đỡ của những người khác một lần nữa. Nếu bạn đã thất bại 100 lần, thì cơ hội thành công của lần 101 hầu như không tồn tại.
Nhưng thật may mắn, có người sẽ giúp bạn đến gần với thành công.
Nếu bạn rơi vào trường hợp này, bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ chuyên nghiệp chẳng hạn từ một nhà tâm lý hoặc một bác sĩ tâm thần. Và cố gắng tìm một người cũng có kinh nghiệm thực tế trong việc đối phó chứng nghiện thực phẩm.
Hoặc bạn có thể sử dụng google để tìm kiếm các phương án điều trị, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy một cái gì đó phù hợp với bạn.
Chúc bạn thành công!