Mặt Trái Của Việc Tiêu Thụ Quá Nhiều Sắt

0
bo sung du luong sat
Sắt là một khoáng chất rất quan trọng, do đó thừa hay thiếu sắt đều gây ra hậu quả khôn lường

Sắt là một khoáng chất thiết yếu. Tuy nhiên giống như nhiều loại chất dinh dưỡng khác, nó có hại khi sử dụng liều lượng lớn.

Trên thực tế, sắt độc hại tới mức phải kiểm soát chặt việc hấp thụ nó trong đường tiêu hóa. Đối với hầu hết các bộ phận, việc này giảm thiểu tác hại của sắt dư thừa.

Khi cơ chế an toàn này thất bại, lúc đó các vấn đề về sức khoẻ phát sinh.

Bài báo này bàn về những ảnh hưởng tiêu cực có thể có của việc tiêu thụ quá nhiều sắt.

Sắt là gì?

Sắt là một khoáng chất thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày và chủ yếu được sử dụng bởi các tế bào hồng cầu.

Đó là một phần quan trọng của hemoglobin, một loại protein được tìm thấy trong hồng cầu. Hemoglobin có nhiệm vụ cung cấp oxy cho toàn bộ tế bào trong cơ thể.

Có hai loại chất sắt có trong chế độ dinh dưỡng:

  • Sắt heme: loại sắt này chỉ được tìm thấy trong thực phẩm có nguồn gốc động vật, chủ yếu là thịt đỏ. Nó được hấp thu dễ dàng hơn so với sắt phi heme.
  • Sắt phi heme: Hầu hết chất sắt trong khẩu phần ăn đều là dạng phi heme. Nó được tìm thấy ở cả động vật và thực vật. Sự hấp thụ có thể được tăng cường bằng các axit hữu cơ, chẳng hạn như vitamin C, nhưng sẽ bị giảm đi bởi các hợp chất thực vật như phytate.

Những người tiêu thụ ít hoặc không tiêu thụ sắt heme trong chế độ ăn uống có nguy cơ bị thiếu sắt (1, 2).

Nhiều người thiếu sắt trong đó đặc biệt là phụ nữ. Trên thực tế, thiếu chất sắt là tình trạng thiếu hụt khoáng chất phổ biến nhất trên thế giới (3).

Kết luận: Sắt là một khoáng chất thiết yếu trong chế độ dinh dưỡng và có vai trò quan trọng trong việc vận chuyển oxy trong cơ thể. Thiếu sắt là tình trạng phổ biến với phụ nữ.

Sự điều chỉnh dự trữ sắt

Hoocmon hepcidin dieu chinh luong sat trong co the
Tỷ lệ hấp thụ sắt trong đường tiêu hóa được điều chỉnh chặt chẽ bởi hoóc môn hepcidin

Có hai lý do vì sao hàm lượng sắt trong cơ thể được điều hòa một cách chặt chẽ:

  • Sắt là một chất dinh dưỡng thiết yếu, đóng vai trò quan trọng trong nhiều chức năng chính của cơ thể. Do đó cần phải có một lượng nhỏ.
  • Hàm lượng sắt cao có thể dẫn đến độc hại, vì vậy chúng ta nên tránh hấp thụ quá nhiều.

Cơ thể kiểm soát lượng sắt bằng cách điều chỉnh tốc độ hấp thu sắt từ đường tiêu hóa.

Hoóc môn giúp điều tiết sắt trong cơ thể hepcidin có trách nhiệm giữ cân bằng lượng sắt dự trữ. Chức năng chính của nó là ngăn chặn sự hấp thu sắt.

Về cơ bản, đây là cách nó hoạt động (4):

  • Lượng sắt dự trữ cao -> tăng hàm lượng hepcidin -> giảm hấp thụ sắt.
  • Lượng sắt dự trữ thấp -> giảm hàm lượng hepcidin -> tăng hấp thụ sắt.

Thường thì hệ thống này hoạt động khá tốt. Tuy nhiên một vài rối loạn làm ức chế sự sản xuất hepcidin có thể dẫn đến tình trạng quá tải sắt.

Mặt khác, tình trạng kích thích sự hình thành hepcidin có thể gây ra thiếu sắt.

Cân bằng sắt cũng bị ảnh hưởng bởi lượng sắt trong chế độ ăn uống của chúng ta. Theo thời gian, chế độ ăn ít chất sắt có thể gây ra sự thiếu hụt. Tương tự, bổ sung quá liều sắt có thể gây ngộ độc sắt nghiêm trọng.

Kết luận: Tỷ lệ hấp thụ sắt trong đường tiêu hóa được điều chỉnh chặt chẽ bởi hoóc môn hepcidin. Tuy nhiên một số rối loạn do quá tải sắt có thể phá vỡ sự cân bằng mong manh này.

Độc tính của sắt

thua sat cung co the gay ngo doc
Triệu chứng ban đầu của ngộ độc sắt bao gồm đau bụng, buồn nôn và nôn mửa

Độc tính của có thể phát tác bất ngờ hoặc từ từ.

Nhiều vấn đề sức khoẻ nguy hiểm có thể do vô tình sử dụng quá liều, dùng thuốc bổ sung liều cao trong một thời gian dài, hoặc các chứng rối loạn quá tải sắt kinh niên.

Trong điều kiện bình thường, có rất ít sắt tự do lưu thông trong máu.

Nó được liên kết với các loại protein như transferrin, giữ nó không gây hại.

Tuy nhiên, độc tính sắt có thể làm tăng đáng kể nồng độ sắt “tự do” trong cơ thể.

Sắt tự do là một chất gây oxy hóa – ngược lại với chất chống oxy hóa – có thể gây hại cho các tế bào.

Một vài tình trạng bệnh có thể làm cho điều này xảy ra bao gồm:

  • Ngộ độc sắt: Ngộ độc có thể xảy ra khi con người, thường là trẻ em, bổ sung sắt quá liều (5, 6).
  • Thừa sắt di truyền: Một rối loạn mang tính di truyền có đặc trưng là hấp thu sắt từ thực phẩm (7).
  • Thừa sắt ở châu Phi: một kiểu chế độ ăn quá tải sắt do thức ăn và nước uống có chứa một hàm lượng lớn sắt. Điều này lần đầu tiên được thấy ở châu phi nơi bia tự làm được ủ trong thùng sắt (8).

Ngộ độc sắt cấp tính xảy ra khi con người bổ sung chất sắt qua liều. Chỉ cần một liều thấp 10-20 mg/kg có thể dẫn đến những triệu chứng có hại. Với liều cao hơn 40 mg/kg là cần đến sự chăm sóc y tế (9).

Tương tự, liên tục bổ sung sắt liều cao cũng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng. Hãy đảm bảo thực hiện theo các hướng dẫn bổ sung sắt và không bao giờ sử dụng nhiều hơn chỉ định của bác sĩ.

Triệu chứng ban đầu của ngộ độc sắt bao gồm đau bụng, buồn nôn và nôn mửa.

Dần dần lượng sắt dư thừa tồn đọng trong các cơ quan nội tạng và gây ra tổn hại nghiêm trọng đến não và gan.

Uống các chất bổ sung sắt với liều lượng cao lâu ngày có thể dần dần gây ra các triệu chứng tương tự như tình trạng dư thừa sắt. Vấn đề này sẽ được thảo luận nhiều hơn dưới đây.

Kết luận: Độc tính của sắt có liên quan tới những tác hại của việc dư thừa sắt. Điều này có thể xảy ra khi 1) con người bổ sung sắt quá liều, 2) dùng chất bổ sung liều lượng cao trong thời gian quá dài hoặc 3) bị rối loạn quá tải sắt kinh niên.

Quá tải sắt

Sắt quá tải có liên quan đến việc tích tụ từ từ và dẫn đến quá nhiều chất sắt trong cơ thể. Điều này làm cho hệ thống điều chỉnh của cơ thể suy yếu trong việc kiểm soát mức sắt nằm trong giới hạn có lợi.

Đối với hầu hết mọi người, quá tải sắt không phải là điều cần quan tâm. Tuy nhiên đó lại là một vấn đề đối với những người có xu hướng hấp thụ quá nhiều sắt từ đường tiêu hóa do di truyền.

Bệnh rối loạn quá tải sắt phổ biến nhất là chứng thừa sắt kinh niên. Điều này dẫn đến sự hình thành sắt trong các mô và các cơ quan nội tạng (7, 10).

Theo thời gian, bệnh thừa sắt không được điều trị làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp, ung thư các vấn đề liên quan tới gan, bệnh tiểu đường và suy tim (11).

Cơ thể không có cách nào dễ dàng để loại bỏ sắt. Cách hiệu quả nhất để loại bỏ sắt dư thừa đó là mất máu.

Do đó mà phụ nữ có kinh nguyệt ít khi bị thừa sắt. Tương tự như vậy, những người thường xuyên hiến máu có nguy cơ thấp hơn.

Nếu bạn có nguy cơ bị quá tải sắt, bạn có thể giảm thiểu nguy cơ gặp các vấn đề sức khoẻ bằng cách:

  • Giảm tiêu thụ các loại thức ăn chứa nhiều sắt như thịt đỏ
  • Hiến máu thường xuyên.
  • Tránh dùng vitamin C với thực phẩm giàu chất sắt.
  • Tránh sử dụng đồ dùng nấu nướng bằng sắt.

Tuy nhiên nếu bạn không được chẩn đoán là dư sắt thì thường là không được khuyên giảm hàm lượng sắt.

Kết luận: Sắt quá tải đặc trưng bởi lượng sắt dư thừa trong cơ thể. Chứng rối loạn phổ biến nhất là chứng thừa sắt do di truyền, điều này có thể dẫn đến nhiều vấn đề về sức khỏe. Đây không phải là mối bận tâm lớn của hầu hết mọi người.

Sắt và nguy cơ ung thư

qua tai sat co the gay ung thu
Quá tải sắt heme có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết

Rõ ràng là quá tải sắt có thể dẫn đến ung thư đối với cả động vật và người (12, 13).

Có vẻ như hiến máu thường xuyên hoặc mất máu có thể làm giảm nguy cơ này (14).

Các nghiên cứu quan sát cho thấy hấp thụ lượng lớn sắt heme có thể làm tăng nguy cơ ung thư ruột kết (15, 16).

Các thí nghiệm lâm sàng trên người cho thấy sắt heme lấy từ các chất bổ sung hoặc thịt đỏ có thể làm tăng sự hình thành các hợp chất N-nitroso gây ung thư trong đường tiêu hoá (17, 18).

Mối liên quan giữa thịt đỏ và ung thư là một chủ đề tranh luận thu hút nhiều sự quan tâm. Mặc dù có một vài cơ chế giải thích cho mỗi liên hệ này có vẻ hợp lý nhưng hầu hết các bằng chứng đều dựa trên các nghiên cứu quan sát.

Kết luận: Các rối loạn do quá tải sắt có liên quan đến sự gia tăng nguy cơ ung thư. Các nghiên cứu cũng cho thấy sắt heme có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng.

Sắt và nguy cơ nhiễm trùng

qua tai sat co the gay nhiem trung
Quá tải sắt và bổ sung sắt liều cao đều có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở một số người

Cả tình trạng dư thừa sắt và thiếu sắt dường như đều như làm cho con người dễ bị nhiễm trùng hơn (19, 20).

Có hai lý do cho điều này (21):

  • Hệ miễn dịch dùng sắt để tiêu diệt các vi khuẩn có hại, do đó cần một lượng sắt cần thiết để chống nhiễm trùng.
  • Tăng lượng sắt tự do là kích thích sự phát triển của vi khuẩn và vi rút. Vì vậy quá nhiều sắt có thể gây ra những tác động ngược lại và tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Một số nghiên cứu chỉ ra rằng bổ sung sắt có thể làm tăng tần suất và tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn, mặc dù một vài nghiên cứu không tìm ra được những tác động này (22, 23, 24, 25, 26, 27).

Những người bị bệnh thừa sắt do di truyền cũng dễ bị nhiễm trùng hơn (28).

Đối với bệnh nhân có nguy cơ bị nhiễm trùng cao, việc bổ sung sắt nên được dựa trên cao có căn cứ. Tất cả các rủi ro nên được tính đến.

Kết luận: Quá tải sắt và bổ sung sắt liều cao đều có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở một số người.

Thông điệp chính

Tóm lại, sắt có thể nguy hiểm với số lượng lớn.

Tuy nhiên, trừ khi bị rối loạn do quá tải, bạn thường không cần phải lo lắng về việc nạp quá nhiều chất sắt trong chế độ ăn uống của mình.

Bổ sung sắt lại là một câu chuyện khác. Nó có lợi cho những người bị thiếu sắt, nhưng cũng lại có thể gây hại ở những người không thiếu sắt.

Không bao giờ bổ sung sắt trừ khi được bác sĩ chỉ định.

Bắt đầu một chương trình giảm cân tùy chỉnh. Bữa Ăn Hoàn Hảo giúp bạn áp dụng những thói quen lành mạnh để bạn có thể giảm cân và duy trì nó. Chương trình của bạn được tùy chỉnh theo mục tiêu và nhu cầu thể chất của bạn. Chỉ cần làm bài đánh giá nhanh và bắt đầu ngay hôm nay. Nhấn đây để bắt đầu
Subscribe
Thông báo cho
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments