Có rất nhiều thông tin trái chiều về đồ uống có cồn.
Một mặt, với một lượng vừa phải thì nó có lợi cho sức khỏe.
Mặt khác, khi uống quá nhiều thì nó lại gây nghiện và cực kỳ độc hại.
Sự thật là những ảnh hưởng tới sức khỏe của thức uống có cồn là cực kỳ phức tạp.
Chúng khác nhau tùy thuộc mỗi cá nhân, lượng tiêu thụ của mỗi người và loại đồ uống mà họ uống.
Vậy thì, cồn ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?
Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Nội Dung Chính
- Cồn là gì và tại sao mọi người lại uống nó?
- Cồn bị vô hiệu hóa bởi gan
- Cồn và não bộ
- Cồn và chứng trầm cảm
- Cồn và cân nặng
- Cồn và sức khỏe tim mạch
- Cồn và bệnh tiểu đường tuýp 2
- Cồn và bệnh ung thư
- Uống cồn trong thời gian mang thai có thể gây ra dị tật thai nhi
- Cồn và nguy cơ tử vong
- Cồn gây nghiện dẫn đến chứng nghiện cồn ở những người có bẩm chất
- Lạm dụng cồn có thể gây những hậu quả tồi tệ cho sức khỏe
- Loại đồ uống có cồn nào là tốt nhất (hoặc ít tệ nhất)?
- Bao nhiêu là quá nhiều?
- Thông điệp chính
Cồn là gì và tại sao mọi người lại uống nó?
Các hoạt chất trong đồ uống có cồn được gọi là ethanol.
Thường được gọi chung là “cồn,” ethanol là chất làm cho bạn say.
Ethanol được sản xuất bằng quá trình khi men tiêu hóa đường trong những thức ăn giàu carb, chẳng hạn như nho (cồn) hoặc ngũ cốc (bia).
Cồn là loại “thuốc” giải trí thông dụng nhất trên thế giới. Nó có tác động rất mạnh mẽ lên tâm trạng và tinh thần.
Cồn có thể làm người ta bớt nhút nhát và ngượng ngùng, khiến cho mọi người giao tiếp và hành động dễ dàng hơn mà không bị ức chế. Đồng thời nó có thể làm suy yếu sự phán xét và làm cho con người làm những việc mà làm xong họ thường hối hận vì đã làm (1, 2).
Một số người uống ít, trong khi số khác lại thường chè chén say sưa. Việc uống quá nhiều cồn trong khoảng thời gian liên tục có thể gây nghiện.
Tổng kết: Ethanol là một hoạt chất trong đồ uống có cồn, thường được gọi là “cồn.” Nó có những ảnh hưởng mạnh mẽ lên trạng thái tinh thần của bạn.
Cồn bị vô hiệu hóa bởi gan
Gan là một bộ phận quan trọng với hàng trăm chức năng trong cơ thể con người.
Một trong những chức năng chính của nó là vô hiệu hóa tất cả các chất độc hại mà cơ thể nạp vào. Vì thế, gan đặc biệt rất dễ tổn thương do uống cồn (3).
Các bệnh về gan mắc phải do việc uống cồn được gọi chung là bệnh gan do cồn.
Bệnh đầu tiên có thể nói đến là gan nhiễm mỡ, đặc trưng bởi sự tăng lên của chất béo trong các tế bào gan.
Mỡ ở gan có ở 90% người uống nhiều hơn 16 g cồn mỗi ngày và thường không có triệu chứng cụ thể và hoàn toàn phục hồi (4, 5).
Đối với những người nghiện cồn nặng, uống cồn sẽ khiến cho gan bị viêm hoặc nhiễm trùng. Trong trường hợp xấu nhất, các tế bào gan chết đi và được thay thế bằng các mô sẹo, dẫn đến tình trạng cực kỳ nghiêm trọng là xơ gan (3, 6, 7).
Xơ gan là bệnh không thể cải thiện và liên quan đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Trong các trường hợp xơ gan với kỹ thuật tiên tiến, ghép gan có thể là lựa chọn duy nhất.
Tổng kết: Cồn được chuyển hóa bởi gan, và việc tiêu thụ thường xuyên có thể làm tăng lượng mỡ trong tế bào gan. Lạm dụng cồn có thể gây ra bệnh xơ gan, một tình trạng sức khỏe rất nghiêm trọng.
Cồn và não bộ
Uống nhiều cồn có thể gây nhiều tác động bất lợi lên bộ não.
Về cơ bản ethanol làm giảm sự liên kết giữa các tế bào não, một hiệu ứng nhất thời do việc say.
Uống nhiều cồn có thể dẫn đến tình trạng mất trí nhớ tạm thời, một hiện tượng xảy ra khi uống quá nhiều cồn (8).
Những ảnh hưởng này tuy chỉ là tạm thời, nhưng lạm dụng cồn về lâu dài có thể gây ra những tổn thương vĩnh viễn trong não, dẫn đến suy giảm chức năng não (9, 10, 11).
Bộ não thực sự rất nhạy cảm với những tổn thương do lạm dụng cồn mãn tính (12), có thể làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ (13), làm teo não ở những người trung niên và cao tuổi (14, 15).
Trong trường hợp xấu nhất, mức độ nghiêm trọng của tổn thương não có thể làm suy giảm khả năng con người có thể sống một cuộc sống bình thường.
Ngược lại, uống cồn vừa phải có liên quan tới việc giảm nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ, đặc biệt là ở người già (16, 17, 18).
Tổng kết: Chứng say cồn chỉ là tạm thời, thì việc lạm dụng cồn mãn tính có thể làm suy giảm chức năng não vĩnh viễn. Tuy nhiên, uống cồn ở mức độ vừa phải có thể có lợi cho não bộ, đặc biệt là ở người cao tuổi.
Cồn và chứng trầm cảm
Sự liên quan của việc uống cồn và chứng trầm cảm là khá rõ ràng nhưng lại phức tạp (19).
Trong khi việc uống cồn và chứng trầm cảm dường như cùng làm tăng nguy cơ, nhưng việc lạm dụng cồn có thể là nguyên nhân mạnh hơn (20, 21, 22).
Nhiều người bị lo lắng và trầm cảm cố ý uống cồn nhằm giải tỏa stress và cải thiện tâm trạng (23, 24). Việc này có thể có tác dụng trong vòng vài giờ, nhưng sau đó nó sẽ làm trầm trọng hơn lên sức khỏe tổng thể và một vòng luẩn quẩn sẽ diễn ra.
Uống nhiều cồn đã được chứng minh là nguyên nhân chính gây ra bệnh trầm cảm ở một số người, và việc điều trị bằng việc lạm dụng cồn gây ra những ảnh hưởng lớn (25, 26, 27).
Tổng kết: Nghiện cồn và chứng trầm cảm có liên quan tới nhau. Người ta có thể bắt đầu nghiện cồn bởi vì trầm cảm, hoặc trở nên trầm cảm vì nghiện cồn.
Cồn và cân nặng
Béo phì là một vấn đề sức khỏe rất nghiêm trọng.
Cồn thực ra là chất dinh dưỡng giàu năng lượng thứ 2 sau mỡ, cung cấp tới 7 calo/1 gram.
Bia có chứa một lượng calo tương đương với các đồ uống nhẹ có đường, trong khi rượu vang đỏ lại chứa lượng calo cao gấp hai lần (28, 29, 30).
Tuy nhiên, các nghiên cứu điều tra sự liên quan giữa cồn và cân nặng đã cung cấp một số kết quả nhưng không nhất quán (31).
Có vẻ như thói quen và sở thích ăn uống cũng đóng một vai trò nhất định.
Ví dụ, uống cồn vừa phải có thể giúp hạn chế việc tăng cân (32, 33), trong khi uống nhiều cồn lại liên quan tới việc tăng cân nặng (34).
Ngoài ra, uống bia thường xuyên có thể gây tăng cân (35, 36) trong khi uống rượu vang đỏ có thể lại làm giảm (31, 35).
Tổng kết: Các bằng chứng về cồn và tăng cân là không rõ ràng. Uống nhiều và bia liên quan tới việc tăng cân nặng, trong khi uống vừa phải và rượu vang lại có thể giúp giảm cân.
Cồn và sức khỏe tim mạch
Bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trong xã hội hiện đại.
Nó thực sự là một căn bệnh nguy hiểm, phổ biến nhất là các cơn đau tim và đột quỵ.
Mối quan hệ giữa cồn và bệnh tim mạch khá phức tạp, và dường như phụ thuộc vào vài yếu tố khác nhau.
Uống cồn ở mức độ nhẹ tới vừa phải có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, trong khi nghiện cồn dường như làm tăng nguy cơ mắc bệnh (37, 38, 39, 40).
Có một số lí do cho những lợi ích của việc uống cồn ở mức độ vừa phải.
Uống cồn vừa phải có thể giúp:
- Tăng mức HDL (tốt) cholesterol trong máu (41).
- Giảm huyết áp, nguyên nhân chính của bệnh tim (42).
- Giảm nồng độ fibrinogen trong máu, một chất gây nghẽn mạch máu (43).
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường (44), một nguyên nhân chính nữa của bệnh tim.
- Giảm chứng căng thẳng và lo lắng tạm thời (41, 45).
Tổng kết: Uống cồn vừa phải có liên quan tới việc giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhưng nghiện cồn sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Cồn và bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh tiểu đường tuýp 2 là một bệnh phổ biến về trao đổi chất, hiện đang ảnh hưởng tới khoảng 8% dân số thế giới (46).
Biểu hiện đặc trưng là nồng độ đường trong máu cao bất thường, bệnh tiểu đường tuýp 2 do tế bào giảm hấp thu glucose (đường trong máu), một hiện tượng được gọi là kháng insulin.
Uống cồn ở mức độ vừa phải có vẻ giúp giảm sự đề kháng với insulin, giúp chống lại các triệu chứng chính của bệnh tiểu đường (47, 48, 49, 50).
Do đó, uống cồn trong khi ăn có thể làm giảm lượng đường trong máu lên 16-37% so với nước (51). Lượng đường trong máu giữa các bữa ăn (lượng glucose đường huyết) có thể giảm xuống (52).
Trên thực tế, nguy cơ chung của bệnh tiểu đường có thể giảm khi uống cồn ở mức vừa phải. Tuy nhiên, khi uống quá nhiều hay nghiện cồn, nguy cơ sẽ tăng lên (53, 54, 55, 56).
Tổng kết: Uống cồn ở mức độ vừa phải có thể giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường tuýp 2 bằng cách tăng cường sự hấp thụ lượng đường trong máu của các tế bào.
Cồn và bệnh ung thư
Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm gây ra bởi sự phát triển bất thường của tế bào.
Uống cồn là một trong những tác nhân gây ung thư miệng, vòm họng, đại tràng, ung thư vú, ung thư gan (57, 58, 59).
Các tế bào ở miệng và vòm họng đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi cồn. Điều này không có gì đáng ngạc nhiên bởi vì chúng tiếp xúc trực tiếp với mọi thứ.
Thậm chí uống ít cồn, 1 lần 1 ngày, vẫn có nguy cơ tăng tới 20% ung thư miệng và vòm họng (59, 60).
Rủi ro sẽ tăng lên với mức tiêu thụ cồn mỗi ngày. Uống hơn 4 lần mỗi ngày sẽ làm nguy cơ mắc ung thư miệng và vòm họng tăng gấp 5 lần, đồng thời cũng làm tăng nguy cơ ung thư vú, ruột già và gan (58, 59, 61, 62).
Tổng kết: Uống cồn có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư miệng và vòm họng.
Uống cồn trong thời gian mang thai có thể gây ra dị tật thai nhi
Uống cồn trong thời gian mang thai là nguyên nhân hàng gây ra dị tật thai nhi ở Mỹ (63).
Uống cồn trong thời gian đầu mang thai là nguy cơ chính đặc biệt nguy hiểm cho em bé đang phát triển (64).
Thực tế, nó có nhiều tác động tiêu cực tới sự phát triển, tăng trưởng, trí tuệ và hành vi, có thể ảnh hưởng tới đứa trẻ trong suốt cuộc đời còn lại (63).
Tổng kết: Nghiện cồn là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất về các dị tật thai nhi bẩm sinh. Thai nhi đặc biệt dễ bị tổn thương trong thai kỳ.
Cồn và nguy cơ tử vong
Abraham Lincoln từng nói “Vấn đề với rượu bia đã từ lâu được thừa nhận là không hề liên quan đến việc sử dụng một thứ xấu xa, mà là lạm dụng một thứ tốt.”
Điều thú vị là dường như có một vài sự mâu thuẫn trong câu nói của ông. Các nghiên cứu cho thấy uống cồn từ ít tới trung bình có thể giảm nguy cơ tử vong sớm, đặc biệt ở các nước phương Tây (65, 66).
Đồng thời, lạm dụng cồn là nguyên nhân chính thứ 3 gây ra những cái chết có thể phòng tránh được ở Mỹ (67), một nguyên nhân quan trọng gây ra các bệnh mãn tính, tai nạn, tai nạn giao thông và các vấn đề xã hội.
Tổng kết: Uống cồn ở mức vừa phải có thể làm tăng tuổi thọ, trong khi lạm dụng cồn là một yếu tố có nguy cơ cao gây tử vong sớm.
Cồn gây nghiện dẫn đến chứng nghiện cồn ở những người có bẩm chất
Một số người nghiện ảnh hưởng của cồn, trạng thái này gọi là phụ thuộc vào cồn (nghiện cồn).
Khoảng 12% dân số Mỹ được cho là phụ thuộc vào cồn vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời họ (68).
Sự phụ thuộc vào cồn là một trong những nguyên nhân chính gây ra lạm dụng cồn và tàn phế ở Mỹ và là yếu tố gây nguy cơ cao mắc nhiều bệnh khác nhau (69).
Nhiều yếu tố có thể khiến con người gặp vấn đề trong việc uống rượu bia, như tiền sử gia đình, môi trường xã hội, tinh thần và gen.
Nhiều loại triệu chứng phụ của việc phụ thuộc cồn đã được xác định, đặc trưng là thèm cồn, không có khả năng kiềm chế, hoặc mất tự chủ khi uống cồn (70).
Theo nguyên tắc, nếu cồn đang gây ra nhiều vấn đề trong cuộc sống của bạn, thì bạn có thể có vấn đề với việc phụ thuộc vào cồn hoặc nghiện cồn rồi.
Tổng kết: Uống cồn có thể dẫn đến sự phụ thuộc vào nó, hoặc nghiện cồn, ở những người đã có tiền sử các bệnh về cồn.
Lạm dụng cồn có thể gây những hậu quả tồi tệ cho sức khỏe
Uống nhiều cồn là hình thức lạm dụng chất gây nghiện phổ biến nhất.
Lạm dụng cồn có thể có những ảnh hưởng trầm trọng tới sức khỏe, tới toàn bộ cơ thể và gây ra một loạt vấn đề sức khỏe.
Ví dụ, nó có thể gây tổn thương gan (bao gồm xơ gan), tổn thương não, suy tim, tiểu đường, ung thư và nhiễm trùng (9, 54, 58, 71, 72, 73).
Việc tổng hợp tất cả những ảnh hưởng khủng khiếp của cồn không nằm trong phạm vi của bài viết này.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng nếu bạn là người nghiện cồn nặng, thì ít nhất bạn cũng nên ăn kiêng và tập thể.
Việc kiểm soát lượng cồn uống vào, hoặc nên kiêng hoàn toàn trong trường hợp nghiện cồn, nên được ưu tiên số một.
Tổng kết: Nghiện cồn lâu ngày có thể có những tác động xấu đến cơ thể vào não bộ, làm tăng nguy cơ mắc các loại bệnh tật.
Loại đồ uống có cồn nào là tốt nhất (hoặc ít tệ nhất)?
Những thứ bạn uống thường ít quan trọng hơn là bạn uống bao nhiêu.
Tuy nhiên, một số loại đồ uống có cồn lại tốt hơn những loại khác.
Rượu vang đỏ dường như có khá nhiều lợi ích, bởi vì nó chứa nhiều chất chống oxy hóa tốt cho sức khỏe.
Trên thực tế, nó có liên quan đến nhiều lợi ích sức khỏe hơn bất kỳ loại đồ uống có cồn nào khác (74, 75, 76, 77, 78).
Điều đáng nói là việc uống nhiều không đồng nghĩa với việc có nhiều lợi ích hơn cho sức khỏe. Dù là loại nào thì nghiện cồn cũng đều gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe.
Tổng kết: Rượu vang đỏ có lẽ là loại đồ uống có cồn tốt nhất cho sức khỏe, có thể do nồng độ các chất chống oxy hóa cao trong nó.
Bao nhiêu là quá nhiều?
Khuyến cáo cho lượng cồn uống vào thường dựa trên số lượng phần uống tiêu chuẩn uống mỗi ngày.
Vấn đề là, hầu hết mọi người đều không có khái niệm về “phần uống tiêu chuẩn” thực sự là gì. Mọi thứ trở nên tệ hơn khi định nghĩa chính thức của thức uống tiêu chuẩn ở mỗi quốc gia lại khác nhau.
Ở Mỹ, một phần thức uống tiêu chuẩn là bất kỳ loại đồ uống nào đều chứa 14 gram cồn nguyên chất (ethanol).
Hình ảnh này cho thấy “phần uống tiêu chuẩn” cho mỗi loại đồ uống có cồn phổ biến:
Uống cồn vừa phải được định nghĩa là 1 ly tiêu chuẩn mỗi ngày cho phụ nữ và 2 ly đối với nam giới.
Mặt khác, uống cồn nhiều được định nghĩa là nhiều hơn 3 ly mỗi ngày đối với phụ nữ và 4 ly đối với nam giới (79).
Tần suất uống cũng rất quan trọng. Uống vô độ là một hình thức lạm dụng đồ uống có cồn và có thể gây hại.
Tổng kết: Uống cồn ở mức độ vừa phải được định nghĩa là 1 “phần uống tiêu chuẩn” mỗi ngày cho phụ nữ, và 2 ly cho nam giới.
Thông điệp chính
Nói chung thì các ảnh hưởng tới sức khỏe của cồn dao động trong khoảng “có thể tốt” tới “cực kỳ độc hại”.
Uống một lượng nhỏ, đặc biệt là rượu vang đỏ, lại có nhiều lợi ích về mặt sức khỏe.
Mặt khác, lạm dụng cồn và nghiện cồn lại có liên quan đến những ảnh hưởng tiêu cực và nghiêm trọng cả về mặt sức khỏe thể chất và tinh thần.
Nếu bạn thích cồn và giữ được mức uống vừa phải, vậy thì nên tiếp tục những gì bạn đang làm.
Tuy nhiên, nếu bạn có xu hướng uống nhiều quá mức hoặc cồn gây ra vấn đề trong cuộc sống thì bạn nên xem xét việc tránh nó càng xa càng tốt.
Cồn là một trong những thứ hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu cá nhân. Nó tốt cho một số người, nhưng lại tai hại cho một số khác.
Hy vọng bài viết này đưa ra những ưu và khuyết điểm của việc uống cồn có thể giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn