Chứng Nghiện Ăn – Một Vấn Đề Nghiêm Trọng Với Giải Pháp Đơn Giản

0

Ăn uống lành mạnh và giảm cân xem là ra một nhiệm vụ bất khả thi với một số người.

Mặc dù đã rất cố gắng, nhưng những người này vẫn không thể ngừng ăn những thực phẩm kém lành mạnh dù biết chúng có hại cho sức khỏe.

Sự thật là một số loại thực phẩm nhất định có thể ảnh hưởng đến não gây ra các chứng nghiện nặng.

Chứng nghiện ăn là một vấn đề rất nghiêm trọng và là một trong những lý do chính khiến một số người dù cố gắng đến đâu cũng không thể kiểm soát bản thân đối với những thực phẩm nhất định.

nghien an nhat la do ngot rat co hai
Chứng nghiện ăn là một vấn đề rất nghiêm trọng

Nghiện ăn là gì?

Nghiện ăn nói một cách đơn giản là sự thèm ăn đồ ăn vặt theo cách giống như người nghiện ma túy thèm thuốc.

Hai tình trạng này có liên quan đến các vùng não, dẫn truyền thần kinh và rất nhiều các triệu chứng giống hệt nhau (1).

Nghiện ăn là một thuật ngữ tương đối mới (và gây tranh cãi) cũng như chưa có bất cứ một thống kê chính xác nào về mức độ phổ biến của nó.

Tình trạng này khá giống với các rối loạn ăn uống vô độ và ăn uống một cách “không lành mạnh.”

Bệnh phát triển như thế nào?

Đồ ăn vặt đã qua chế biến có ảnh hưởng lớn đến trung tâm “tưởng thưởng” trong não trong đó có các dẫn truyền thần kinh não như dopamine (2).

Các loại thực phẩm gây vấn đề này xem ra chính là “đồ ăn vặt” cũng như các loại thực phẩm có chứa đường hoặc lúa mì.

Nghiện ăn không phải là do thiếu ý chí hay bất cứ điều gì tương tự, tình trạng này xảy ra do các tín hiệu dopamine “chiếm giữ” các quá trình sinh hóa của não (3).

Có rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh nghiện ăn là một vấn đề về sức khỏe.

Các triệu chứng của tình trạng này khá phức tạp, nhưng đoạn video này sẽ giải thích cho bạn một cách ngắn gọn trên phương diện con người:

8 triệu chứng của chứng nghiện ăn

Chúng ra không thể xét nghiện máu để chẩn đoán chứng nghiện ăn. Cũng giống như với chứng nghiện khác, tình trạng này được chuẩn đoán dựa trên các triệu chứng hành vi.

Dưới đây là 8 triệu chứng phổ biến của những người nghiện ăn:

  • Thường xuyên có cảm giác thèm ăn một loại thực phẩm nhất định dù đã no và đã vừa kết thúc một bữa ăn bổ dưỡng.
  • Khi bạn bỏ cuộc và bắt đầu ăn loại thực phẩm bạn thấy thèm, bạn thường ăn nhiều hơn dự định ban đầu.
  • Khi ăn loại thực phẩm bạn thấy thèm, đôi khi bạn ăn đến mức có cảm giác như bị “nhồi.”
  • Cảm thấy tội lỗi sau khi ăn một số loại thức ăn, tuy nhiên ngay sau đó vẫn tiếp tục ăn chúng.
  • Tự đưa cái cớ tại sao mình nên ăn những đồ ăn cảm thấy thèm.
  • Bạn đã nhiều lần cố gắng không ăn hoặc lập ra quy định (bao gồm cheat meals/days – những bữa và những ngày ăn không theo quy tắc) đối với những thực phẩm nhất định, nhưng không thành công.
  • Giấu người khác ăn các loại thực phẩm không lành mạnh.
  • Bạn cảm thấy mình không thể kiểm soát việc ăn các loại thực phẩm không lành mạnh, mặc dù biết rằng chúng gây hại cho sức khỏe (bao gồm tăng cân).

Nếu có 4 – 5 triệu chứng trong số này nghĩa là bạn đang có vấn đề với ăn uống. Nếu bạn có 6 triệu chứng, thì có nhiều khả năng bạn đã mắc chứng nghiện ăn.

Nghiện ăn là một vấn đề nghiêm trọng

nghien an cũng giong nghien ma tuy
Nghiện ăn cũng giống như nghiện ma túy

Mặc dù thuật ngữ “nghiện” hay được dùng thường xuyên, nhưng nếu bạn nghiện thật sự thì đó là một vấn đề nghiêm trọng.

Tôi đã từng là người nghiện rượu, thuốc lá và ma túy và đã trải qua rất nhiều lần phục hồi, ra vào tù cũng như nhập viện do sử dụng chất kích thích quá liều không biết bao nhiêu lần.

Sau nhiều năm khi đã thoát khỏi những tình trạng này, tôi lại bắt đầu nghiện ăn những thực phẩm không lành mạnh.

Tôi đã mắc chứng nghiện ăn. Không hơn, không kém.

Lý do tôi chia sẻ với bạn điều này là để chứng minh cho các bạn thấy tôi hiểu bị nghiện là thế nào.

Tôi muốn nói với các bạn rằng nghiện ăn cũng giống như nghiện ma túy, chúng giống hệt nhau.

Các triệu chứng bên ngoài cũng như trong tư tưởng là hoàn toàn giống nhau, chỉ khác ở yếu tố gây nghiện và những hậu quả về xã hội của chứng nghiện ăn không nghiêm trọng như nghiện ma túy.

Nghiện ăn có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Nó có thể dẫn các bệnh nghiêm trọng như béo phì, tiểu đường tuýp 2, tim mạch, ung thư, Alzheimer, viêm khớp và trầm cảm.

Nhưng có một lý do còn quan trọng hơn nguy cơ mắc các bệnh trên đó là chứng nghiện ăn đang hủy hoại cuộc sống của bạn ngay lúc này.

Nó làm tổn hại lòng tự trọng của bạn, khiến bạn không hài lòng với cơ thể của mình và có thể khiến cho cuộc sống của bạn không khác gì địa ngục (như nó đã làm cho tôi).

Mức độ nghiêm trọng của việc trở thành một người nghiện ăn không hề bị phóng đại. Đây đúng nghĩa là một vấn đề ảnh hưởng đến cuộc sống cũng như mạng sống của bạn.

Quy luật của chứng nghiện – lý do bạn không bao giờ có thể ăn uống “bình thường” trở lại

nghien an cung kho bo nhu nghien ma tuy
Không người nghiện nào có thể “điều độ” được

Bài học quan trọng nhất mà tôi đã rút ra được gọi là quy luật của chứng nghiện:

“Cho một đã từng người nghiện dùng thuốc sẽ làm cho họ tái nghiện.”

Chỉ cần một hơi thuốc lá cũng có thể khiến người đã bỏ thuốc tái nghiện ngay lập tức

Chỉ cần một ngụm bia cũng kiến người từng nghiện rượu quay lại con đường cũ, kéo theo những hậu quả khủng khiếp.

Không có cách nào để thoát khỏi nó. Đó chính cách chứng nghiện tái phát.

Cá nhân tôi nghĩ rằng chứng nghiện ăn cũng giống những chứng nghiện khác. Chỉ cần ăn một miếng bánh, một ngụm cola, chỉ một lần buông thả bản thân – hậu quả nghiêm trọng sẽ xảy ra.

Tất nhiên là tất cả chúng ta đều cần phải ăn nếu không muốn chết vì đói. Nhưng chúng ta cũng không cần phải tiêu thụ những thực phẩm nếu chúng khiến ta mất kiểm soát trong việc ăn uống như đường, bột mì tinh chế hoặc bất kỳ các loại thực phẩm ăn vặt nào.

Hầu hết những người nghiện ăn sẽ không bao giờ có thể ăn đồ ăn vặt như người “bình thường” thêm một lần nào nữa. Đó là một sự thật phũ phàng.

Nhưng nếu họ cố gắng tránh xa những “thực phẩm gây nghiện”thì họ sẽ có thể ăn uống lành mạnh và giảm cân mà không gặp bất cứ vấn đề gì.

Sự thật là. dừn ăn hoàn toàn các loại thức ăn gây nghiện là cách duy nhất để chống lại cơn nghiện. Bạn chấp nhận điều này sớm chừng nào sự hồi phục của bạn sẽ đến sớm chừng ấy.

Mặc dù thông điệp “làm tất cả mọi thứ một cách điều độ” có thể có hiệu quả với một số người, nhưng lời khuyên này thực sự là một thảm họa với những người nghiện ăn.

Đối với những người nghiện, họ luôn thất bại trong việc “điều độ”.

Tránh xa các chất gây nghiện bất cứ lúc nào – Đây là phương pháp đơn giản (nhưng không dễ dàng) đối với người nghiện.

Làm thế nào để biết được việc từ bỏ có đáng hay không?

do ngot gay nghien
Vấn đề cốt yếu là bạn phải quyết tâm

Tránh xa hoàn toàn đồ ăn vặt có vẻ là điều bất khả thi.

Những thực phẩm này có ở khắp mọi nơi và là một phần quan trọng trong nền văn hóa của chúng ta.

Nhưng tin tôi đi, một khi bạn đã quyết tâm không bao giờ động đến chúng một lần nào nữa, việc tránh xa các thực phẩm này sẽ trở nên dễ dàng hơn.

Khi bạn đã quyết tâm tránh xa chúng hoàn toàn, bạn sẽ không phải đấu trang tư tưởng và cảm giác thèm ăn thậm chí có thể sẽ không xuất hiện nữa.

Nhiều người thực hiện cách này (trong đó có cả tôi) thậm chí đã không còn cảm giác thèm ăn nữa, không chỉ là sau khi họ đưa ra quyết tâm mà là vĩnh viễn.

Nhưng nếu bạn vẫn không chắc rằng việc từ bỏ loại thực phẩm đó có đáng hay không, vậy thì bạn hãy viết ra một danh sách các ưu và nhược điểm.

  • Ưu điểm có thể bao gồm: Tôi sẽ giảm cân, tôi sẽ sống lâu hơn, tôi sẽ có nhiều năng lượng hơn và cảm thấy khỏe mạnh hơn mỗi ngày, v.v.
  • Nhược điểm có thể bao gồm: Tôi sẽ không thể ăn kem cùng gia đình, không được ăn bánh quy và Giáng sinh, tôi có thể sẽ phải giải thích về các thực phẩm trong chế độ ăn của mình… (Hầu hết những tình huống khó xử thường ngày có thể được giải quyết một cách dễ dàng).

Hãy viết mọi thứ ra, dù đó là điều kỳ quặc hay vô ích. Sau đó bạn hãy để 2 dánh sách này cạnh nhau và tự hỏi mình: Liệu có đáng hay không?

Nếu câu trả lời là “có” – thì bạn có thể yên tâm là mình đang làm điều đúng đắn.

Lên tinh thần và ấn định ngày

khong nen an qua nhieu thuc pham rac
Không nên theo chế độ ăn kiêng quá sớm

Có một vài điều bạn có thể làm để lên tinh thần và làm cho quá trình thay đổi dễ dàng hơn:

  • Thực phẩm gây nghiện: Viết ra một danh sách các loại thực phẩm khiến bạn thèm ăn. Đây là những “thực phẩm gây nghiện” bạn cần phải tránh hoàn toàn.
  • Các cửa hàng ăn nhanh: Viết ra một danh sách những địa điểm phục vụ đồ ăn lành mạnh. Đây là việc rất quan trọng giúp ngăn ngừa tái nghiện khi bạn cảm thấy đói và không có tâm trạng nấu ăn.
  • Ăn những gì: Hãy suy nghĩ về những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe mà bạn thích ăn và hay ăn.
  • Danh sách ưu điểm và nhược điểm: hãy in danh sách “ưu và nhược điểm” ra thành nhiều bản. Giữ một bản sao trong nhà bếp, ngăn chứa đồ và túi xách/ví. Đôi khi bạn sẽ cần một lời nhắc nhở về lý do của những điều mình đang làm.

Điều quan trọng là KHÔNG nên theo chế độ “ăn kiêng.” Hãy hoãn việc giảm cân lại ít nhất 1-3 tháng.

Vượt qua chứng nghiện ăn đã rất khó khăn, khiến bản thân phải nhịn ăn và khắt khe trong chế độ ăn sẽ chỉ làm cho tình hình càng tồi tệ, và khiến bạn dễ bỏ cuộc hơn.

Bạn hãy định ra một ngày trong tương lai gần (có thể vào cuối tuần này hoặc tuần tới).

Từ hôm nay trở đi, bạn sẽ không bao giờ đụng vào thức ăn gây nghiện nữa, dù là một miếng nhỏ.

Khi bạn vẫn thất bại, hãy tìm kiếm sự trợ giúp

nguoi nghien an co ca mot cong dong
Có rất nhiều người giống như bạn

Nếu bạn đã cố gắng mà vẫn tái nghiện và ăn uống mất kiểm soát một lần nữa, thì bạn sẽ không phải chịu đựng điều này một mình.

Tái nghiện là điều không thể tránh khỏi.

Hầu hết mọi người đều sẽ thất bại vài lần trước khi họ có thể vượt qua chứng nghiện hoàn toàn.

Đó là điều đã xảy ra với tôi và hấu hết những trường hợp nghiện ăn khác.

Nhưng nếu bạn tái nghiện thường xuyên, thì mọi cố gắng tự mình vượt qua cơn nghiện đều là vô ích. Nếu bạn đã thất bại một trăm lần, thì cơ hội thành công ở lần thứ 101 hầu như là không có.

Rất may là xung quanh bạn vẫn có rất nhiều sự trợ giúp.

Có những chuyên gia y tế và các nhóm hỗ trợ có thể giúp bạn vượt qua vấn đề nghiêm trọng này.

Bạn có thể tìm kiếm sự trợ giúp từ chuyên gia, ví dụ từ một nhà tâm lý hoặc bác sĩ tâm thần. Hãy tìm một người có nhiều kinh nghiệm trong việc chữa trị chứng nghiện ăn.

Bạn cũng có thể lựa cọn một số phương pháp miễn phí như các chương trình gồm 12 bước như Overeaters Anonymous (OA), GreySheeters Anonymous (GSA), Food Addicts Anonymous (FAA) và Food Addicts in Recovery Anonymous (FA).

Bạn chỉ cần vào trang web của họ, đăng ký tham gia các cuộc gặp gỡ (họ cũng tổ chức gặp gỡ trực tuyến trên Skype) và đến tham dự.

Hoặc bạn có thể dùng google để tìm phương pháp điều trị gần nơi bạn sống. Tìm các từ khóa như “điều trị nghiện ăn [tên thành phố]” – rất có thể bạn sẽ tìm thấy cách nào đó phù hợp với mình.

Tôi cũng đã liệt kê một số phương pháp trong bài viết này về những nơi bạn có thể tìm kiếm sự giúp đỡ.

Bất kể là việc gì, ít nhất bạn cũng phải làm gì đó!

Nghiện ăn là một chứng bệnh không thể tự khỏi. Nếu bạn không chữa trị rất có thể tình trạng sẽ càng tồi tệ hơn.

Nếu bạn đang gặp phải vấn đề này thì hãy làm điều gì đó để vượt qua nó ngay nếu không muốn chứng bệnh này hủy hoại cuộc sống của mình.

Ds. Dũng
Bắt đầu một chương trình giảm cân tùy chỉnh. Bữa Ăn Hoàn Hảo giúp bạn áp dụng những thói quen lành mạnh để bạn có thể giảm cân và duy trì nó. Chương trình của bạn được tùy chỉnh theo mục tiêu và nhu cầu thể chất của bạn. Chỉ cần làm bài đánh giá nhanh và bắt đầu ngay hôm nay. Nhấn đây để bắt đầu
Subscribe
Thông báo cho
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bầu nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments