Moringa Oleifera (cây chùm ngây) là một loài thực vật vốn đã được ca ngợi là tốt cho sức khỏe từ hàng ngàn năm nay.
Chùm ngây rất giàu chất chống ô xi hóa và các hợp chất từ thiên nhiên
Cho đến nay các nhà khoa học chỉ mới nghiên cứu được một phần nhỏ trong số rất nhiều lợi ích sức khỏe của loại cây này.
Sau đây là 6 lợi ích cho sức khỏe của cây chùm ngây đã được chứng minh bởi các nghiên cứu khoa học.
Nội Dung Chính
1. Chùm ngây rất bổ dưỡng
Chùm ngây là loài cây khá lớn và có nguồn gốc từ Bắc Ấn Độ.
Nó cũng gọi bằng nhiều tên khác nhau như là cây dùi trống, cây cải ngựa, cây dầu ben.
Gần như tất cả các bộ phận của cây chùm ngây đều có thể ăn được và được sử dụng làm thành phần trong các loại thảo dược truyền thống.
Các quốc gia ở khu vực Ấn Độ và Châu Phi thường hay ăn lá và hạt của chùm ngây (1).
Đây là hình ảnh lá và chế phẩm ở dạng bột và viên nang được bào chế từ cây chùm ngây.
Lá của loại cây này là một nguồn vitamin và các khoáng chất tuyệt vời. Một chén lá tươi cắt nhỏ (21 gram) cung cấp (2):
- Protein: 2 gram
- Vitamin B6: 19% RDA
- Vitamin C: 12% RDA
- Sắt: 11% RDA
- Vitamin B2: 11% RDA
- Magie: 8% RDA
Ở các nước phương Tây, lá khô được bán như một loại thực phẩm chức năng cho chế độ ăn uống hàng ngày, thường được bào chế ở dạng viên nang hoặc dạng bột.
So với lá, quả chùm ngây là phần chứa ít chất khoáng và vitamin hơn. Một cốc quả tươi thái lát (100 gram) chứa tới 157% nhu cầu vitamin C chúng ta cần mỗi ngày.
Ngày nay chế độ dinh dưỡng của người dân ở các quốc gia đang phát triển đôi khi thiếu hụt các chất khoáng, vitamin và protein. Cho nên dễ hiểu khi Moringa oleifera được coi là một nguồn cung cấp các dưỡng chất thiết yếu.
Ngược lại, nó cũng có một số mặt bất lợi, lá cây chùm ngây chứa một lượng chất kháng dinh dưỡng, chính vì vậy, nó có thể làm giảm qua trình hấp thu khoáng chất và protein (3, 4)
Có một điều nữa bạn nên nhớ, đó là nếu bạn đang dùng Moringa oleifera dưới dạng thực phẩm chức năng, thì dùng viên nang sẽ không thực sự cung cấp cho bạn được nhiều dinh dưỡng.
Số tiền mà bạn chi ra sẽ không đáng kể gì nếu bạn có được một chế độ ăn dinh dưỡng cân bằng từ thực phẩm lành mạnh.
Điều cốt lõi: lá chùm ngây chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng, bao gồm protein, vitamin B6, vitamin C, B2 và cả sắt.
2. Chùm ngây giàu chất chống oxy hóa.
Chất chống oxy hóa được xem là chất chống lại các gốc tự do trong cơ thể chúng ta.
Gốc tự do quá nhiều gây ra sự suy yếu của tế bào do có quá nhiều nguyên tử ô xi trong chúng, điều này có thể góp phần vào nhiều căn bệnh mãn tính như tim, đái tháo đường tuýp 2 (5, 6)
Một vài chất chống oxy hóa đã được tìm thấy trong lá chùm ngây (7, 8, 9)
Bên cạnh vitamin C và beta-carotene (tiền thân của vitamin A), nó còn bao gồm (10, 11):
- Quercetin: chất oxy hóa cực mạnh có tác dụng giúp hạ đường huyết (12, 13)
- Acid clorogeni: cũng được tìm thấy với một lượng lớn trong cà phê, giúp đẩy lùi sự gia tăng lượng đường trong máu sau các bữa ăn (14, 15)
Trên thực tế cho thấy, một nghiên cứu trên phụ nữ tìm ra rằng, dùng 7 gram bột lá chùm ngây khô tương đương với một thìa rưỡi thìa cà phê mỗi ngày trong 3 tháng đã tăng đáng kể lượng chất oxy hóa trong máu (16).
Chiết xuất từ lá chùm ngây cũng được dùng làm chất bảo quản thực phẩm. Nó làm tăng tuổi thọ của thịt nhờ giảm được chất oxy hóa (17).
Điều mấu chốt: chùm ngây chứa nhiều chất chống oxy hóa khác nhau như quercetin và acid cholorogenic. Hơn nữa bột lá chùm ngây còn giúp tăng hàm lượng chất chống oxy hóa trong máu.
3. Chùm ngây có tác dụng hạ đường huyết
Nồng độ đường huyết cao là một loại bệnh lý nghiêm trọng. Trên thực tế, đây là nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường.
Theo thời gian, nồng độ đường huyết cao làm tăng các nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe chẳng hạn như bệnh tim. Cũng vì lý do đó mà bạn cần phải kiểm soát lượng đường trong máu ở mức cho phép.
Điều thú vị là rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng chùm ngây có thể làm giảm nồng độ đường huyết.
Tuy nhiên, hầu hết các bằng chứng đều dựa vào các nghiên cứu trên động vật. Các nghiên cứu trên người vẫn còn rất ít và thông thường chất lượng còn rất thấp (18, 19, 20)
Trong một nghiên cứu, 30 phụ nữ sử dụng 7 gram bột chùm ngây mỗi ngày trong vòng 3 tháng. Việc này giúp giảm nồng độ đường huyết đến 13.5% (16).
Ngoài ra một nghiên cứu nhỏ khác ở bệnh nhân tiểu đường cho thấy chỉ cần thêm khoảng 50 gram lá chùm ngây vào khẩu phần ăn hàng ngày có thể giảm thiểu sự tăng lượng đượng trong máu tới 21% (21).
Những hiệu quả này là do các các hợp chất thực vật được tìm thấy trong lá của cây chùm ngây, ví dụ như là isothiocyanates (22).
Điều mấu chốt: lá chùm ngây có thể giảm lượng đường trong máu. Nhưng cần phải có nhiều nghiên cứu hơn để đưa ra được những khuyến cáo đáng tin cậy.
4. Chùm ngây có thể giúp giảm viêm
Viêm là phản ứng tự nhiên của cơ thể đối với nhiễm trùng hoặc thương tích.
Về cơ bản đây là một cơ chế bảo vệ vô cùng quan trọng. Nhưng cơ chế này cũng có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe nếu nó diễn ra trong một thời gian dài.
Viêm lâu ngày được cho là liên quan đến nhiều căn bệnh mãn tính bao gồm bệnh tim và ung thư (23, 24).
Có nhiều loại trái cây, rau quả, thảo mộc và các gia vị được biết đến là có tác dụng chống viêm. Trong số đó có nghệ và quả lựu.
Lá, quả và hạt chùm ngây cũng đã được chứng minh là có tính chống viêm rất tốt. Lý do chính có thể là do isothiocyanates (25, 26, 27).
Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn còn giới hạn khi chỉ có thí nghiệm trên động vật và ống nghiệm. Việc liệu chùm ngây có tác dụng kháng viêm trên người hay không vẫn còn phải xem xét.
Điểm mấu chốt: theo như các thí nghiệm trên động vật và trong ống nghiệm, chùm ngây cho thấy có tác dụng kháng viêm. Điều này chưa được nghiên cứu trên con người.
5. Chùm ngây có thể hạ cholesterol
Lượng cholesterol cao trong máu có liên quan đến nguy cơ mắc phải các bệnh liên quan tới tim mạch.
Có nhiều loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật có khả năng giảm cholesterol trong máu khá hiệu quả. Chúng bao gồm hạt lanh, hạnh nhân, yến mạch.
Cả nghiên cứu trên động vật và người đều cho thấy chùm ngây có tác dụng giảm cholestorol giống nhau (7, 18, 28, 29).
Điểm mấu chốt: Chùm ngây có thể giúp hạ lượng cholesterol trong máu. Điều này dẫn tới giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
6. Chùm ngây có thể bảo vệ chống lại các độc tính của Asen.
Thực phẩm và nước bị nhiễm Asen là một vấn đề nhức nhối xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới.
Gạo là một trong những thực phẩm có chứa asen đặc biệt cao (30).
Mặc dù là Asen trong thực phẩm và nước không gây ra các biểu hiện và triệu chứng nhiễm độc ngay lập tức. Nhưng về lâu dài có thể làm tăng nguy cơ liên quan đến sức khỏe.
Nhiều nghiên cứu quan sát đã chỉ ra rằng tiếp xúc trực tiếp với asen lâu ngày có thể tăng nguy cơ mắc phải các bệnh ung thư và bệnh tim (31, 32).
Một số nghiên cứu trên chuột cho thấy lá và hạt chùm ngây có thể bảo vệ và chống lại một số độc tính của Asen (33, 34, 35).
Những nghiên cứu này khá hứa hẹn, nhưng chúng ta vẫn chưa biết liệu rằng thứ này có thể dùng cho con người hay không.
Điểm mấu chốt: những nghiên cứu trên động vật cho thấy rằng chùm ngây có tác dụng chống lại các độc tính của Asen. Mặc dù vậy, điều này vẫn chưa được chứng thực trên con người.
Thông điệp chính
Chùm ngây là một loại cây có nguồn gốc từ Ấn Độ và từ lâu đã được sử dụng trong y học cổ truyền.
Nó đã được sử dụng để chữa nhiều căn bệnh khác nhau, nhưng chỉ mới có một vài tình trạng bệnh lí được nghiên cứu một cách khoa học (1).
Cho đến nay, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cây chùm ngây có thể giúp làm giảm lượng đường huyết và cholesterol ở mức vừa phải. Nó cũng có tác dụng chống viêm, chống oxy hóa và kháng lại các độc tính của Asen.
Lá chùm ngây cũng có hàm lượng dưỡng chất cao, nên đặc biệt có lợi cho những người đang thiếu những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
Có thể uống chùm ngây với biloba 1 lúc được ko ạ