Chất Làm Ngọt Saccharin Tốt Hay Xấu?

0
saccharin la chat lam ngot nhan tao
Dù đã có mặt từ lâu trên thị trường nhưng vẫn có nhiều tranh cãi về saccharin

Saccharin là một trong những chất làm ngọt nhân tạo lâu đời nhất trên thị trường.

Trong thực tế, nó đã được dùng để làm ngọt thực phẩm và đồ uống trong hơn 100 năm.

Tuy nhiên, chỉ đến những năm 60 và 70 nó mới được biết đến rộng rãi như là chất thay thế đường.

Một số người nói rằng việc thay thế đường bằng saccharin có lợi cho việc giảm cân, điều trị tiểu đường và sức khỏe răng miệng.

Những người khác lại hoài nghi về tính an toàn của tất cả chất làm ngọt nhân tạo, kể cả loại này.

Saccharin là gì?

Saccharin là chất làm ngọt nhân tạo hoặc chất làm ngọt không chứa chất dinh dưỡng.

Nó được tạo ra trong phòng thí nghiệm thông qua quá trình oxy hóa hóa chất o-toluenesulfonamide hoặc anhydrit phthalic, trông như loại bột kết tinh màu trắng.

Saccharin thường được dùng như một chất thay thế đường vì nó không chứa calo hoặc carb. Con người không thể phân hủy saccharin, do đó nó không ảnh hưởng gì đến cơ thể.

Nó có độ ngọt cao gấp 300-400 lần đường thường, vì vậy chỉ cần một lượng nhỏ là tạo được vị ngọt.

Tuy nhiên, nó có thể có một chút dư vị khó chịu và hơi cay. Đây là lý do tại sao saccharin thường được trộn lẫn với các chất làm ngọt ít hoặc không chứa calo khác.

Ví dụ, saccharin đôi khi được kết hợp với aspartame, một chất làm ngọt có lượng calo thấp khác thường được tìm thấy trong thức uống ăn kiêng có ga.

Các nhà sản xuất thực phẩm rất thích saccharin vì nó khá ổn định và có hạn sử dụng lâu. Nó vẫn an toàn để tiêu thụ ngay cả sau nhiều năm lưu trữ.

Ngoài thức uống ăn kiêng có ga, saccharin còn được dùng để tạo ngọt cho kẹo ít calo, mứt, thạch và bánh quy. Nó cũng được dùng trong nhiều loại thuốc.

Saccharin có thể được dùng như đường cát để rắc lên thức ăn, như bánh ngũ cốc hoặc hoa quả, hoặc dùng như một chất thay thế đường trong cà phê hoặc khi nướng bánh.

Tóm tắt: Saccharin là chất làm ngọt nhân tạo không chứa calo. Nó ngọt hơn đường 300-400 lần và thường được dùng thay thế đường.

Có bằng chứng cho thấy nó an toàn cho tiêu thụ ở con người

Các cơ quan y tế đều đồng ý rằng saccharin an toàn cho người tiêu dùng.

Các tổ chức này bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Cơ quan An toàn Thực phẩm Châu Âu (EFSA) và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA).

Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng. Trở lại những năm 70, một số nghiên cứu liên hệ saccharin với sự phát triển ung thư bàng quang ở chuột (1).

Sau đó, nó được phân loại là “có thể gây ung thư cho người.” Tuy nhiên, các nghiên cứu tiếp theo phát hiện ra rằng sự phát triển ung thư ở chuột không liên quan gì đến con người.

Các nghiên cứu quan sát ở người cho thấy không có liên hệ rõ ràng giữa tiêu thụ saccharin và nguy cơ ung thư (2, 3, 4).

Do không có bằng chứng chắc chắn liên hệ saccharin với sự phát triển ung thư nên việc phân loại này chuyển thành “không thể phân loại gây ung thư cho người” (5).

Tuy nhiên, dù thiếu bằng chứng liên hệ saccharin đến ung thư nhưng nhiều chuyên gia cảm thấy các nghiên cứu quan sát không đủ để khẳng định rằng nó chắc chắn không có rủi ro.

Vì vậy, nhiều người vẫn khuyên nên tránh xa saccharin.

Tóm tắt: Các nghiên cứu quan sát ở người không tìm thấy bằng chứng cho thấy saccharin gây ung thư hoặc gây hại cho sức khỏe con người.

Nguồn saccharin từ thực phẩm

saccharin co trong nhieu loai thuc pham va nuoc uong
Saccharin có thể được tìm thấy trong các loại thức uống và thực phẩm ăn kiêng

Saccharin được tìm thấy trong một loạt các “thực phẩm ăn kiêng” và thức uống. Nó cũng được dùng như đường cát.

Nó được bán ra dưới các nhãn hiệu như Sweet ‘N Low, Sweet Twin và Necta Sweet.

Saccharin có ở dạng hạt nhỏ và dạng lỏng, với một liều dùng tạo ngọt có thể ngang với hai muỗng canh đường.

Một nguồn phổ biến khác của sacararin là nước ngọt nhân tạo, nhưng FDA hạn chế lượng này không quá 12 mg/29.5 ml chất lỏng.

Do lệnh cấm saccharin vào những năm 1970, nhiều nhà sản xuất thức uống ăn kiêng chuyển sang dùng aspartame làm chất tạo ngọt và tiếp tục dùng nó đến ngày nay.

Saccharin thường được dùng trong các món nướng, mứt, thạch, kẹo cao su, trái cây đóng hộp, kẹo, bánh tráng miệng và nước trộn salad.

Nó cũng có thể được tìm thấy trong các sản phẩm mỹ phẩm, bao gồm kem đánh răng và nước súc miệng. Ngoài ra, nó là một thành phần phổ biến trong các loại thuốc, vitamin và dược phẩm.

Trong Liên minh châu Âu, saccharin được thêm vào thực phẩm hoặc đồ uống được ghi là E954 trên nhãn dinh dưỡng.

Tóm tắt: Saccharin là chất làm ngọt phổ biến. Nó cũng có thể được tìm thấy trong các loại thức uống và thực phẩm ăn kiêng có hàm lượng calo thấp, cũng như vitamin và thuốc.

Ăn bao nhiêu là đủ?

muc tieu thu chuan la 5 mg/5 kg
Cả người lớn và trẻ em có thể tiêu thụ đến 2.3 mg saccharin mỗi pound (5 mg/kg) trọng lượng cơ thể mà không gặp nguy hiểm

FDA đã xác định lượng mà cơ thể có thể chấp nhận được hàng ngày (ADI) của saccharin là 2.3 mg/lb (5 mg/kg) cân nặng cơ thể.

Điều này có nghĩa là nếu bạn cân nặng 154 lb (70 kg), bạn có thể tiêu thụ 350 mg mỗi ngày mà không lo vượt quá giới hạn.

Để có thể hiểu được điều này, bạn có thể tiêu thụ 3.7 lon soda ăn kiêng 12 ounce (355 ml) mỗi ngày – gần 10 khẩu phần saccharin.

Không có nghiên cứu nào đo được tổng lượng saccharin tiêu thụ trong người dân Mỹ, nhưng các nghiên cứu ở các nước châu Âu đã cho thấy mức này nằm trong giới hạn (6, 7, 8).

Tóm tắt: Theo FDA, người lớn và trẻ em có thể tiêu thụ đến 2.3 mg saccharin mỗi pound (5 mg/kg) trọng lượng cơ thể mà không gặp nguy hiểm.

Saccharin có thể giúp giảm cân nhẹ

chat lam ngot nhan tao co the giup giam can
Thay thế đường bằng các chất làm ngọt chứa ít calo có thể làm giảm lượng calo tiêu thụ và trọng lượng cơ thể

Việc thay thế đường bằng chất làm ngọt chứa ít calo có thể giúp ích cho việc giảm cân và bảo vệ chống béo phì (9).

Đó là bởi vì nó cho phép mọi người ăn các thực phẩm và đồ uống ưa thích với ít calo hơn (9, 10).

Tùy thuộc vào công thức, saccharin có thể thay thế 50-100% đường trong một số loại thực phẩm nhất định mà không ảnh hưởng gì đến hương vị hoặc kết cấu.

Tuy nhiên, một số nghiên cứu cho thấy tiêu thụ chất ngọt nhân tạo như saccharin thực sự có thể làm tăng cảm giác đói, tiêu thụ thực phẩm và tăng cân (11, 12).

Một nghiên cứu quan sát theo dõi 78,694 phụ nữ. Những người dùng chất làm ngọt nhân tạo đã tăng khoảng 2 lb (0.9 kg), nhiều hơn người không dùng (13).

Tuy nhiên, nghiên cứu chất lượng gần đây đã xem xét tất cả các bằng chứng về chất làm ngọt nhân tạo và ảnh hưởng của nó đến lượng thức ăn tiêu thụ và trọng lượng cơ thể (14).

Theo kết luận tổng thể, việc thay thế đường bằng các chất làm ngọt không chứa hoặc chứa ít calo sẽ không làm tăng cân.

Thay vào đó, nó làm giảm lượng calo tiêu thụ (94 calo mỗi bữa) và giảm trọng lượng (trung bình khoảng 3 lb hoặc 1.4 kg) (14).

Tóm tắt: Các nghiên cứu chỉ ra rằng thay thế đường bằng các chất làm ngọt chứa ít calo có thể làm giảm thiểu lượng calo tiêu thụ và trọng lượng cơ thể.

Ảnh hưởng đến lượng đường trong máu là không rõ ràng

Saccharin thường được đề nghị thay thế đường cho người bị tiểu đường.

Đó là bởi vì nó không bị cơ thể chuyển hóa. Vì vậy, nó không ảnh hưởng gì đến cơ thể cũng như lượng đường trong máu giống như đường tinh chế.

Rất ít nghiên cứu đã phân tích tác động của saccharin lên riêng lượng đường trong máu, nhưng một số nghiên cứu đã xem xét tác động của các chất làm ngọt nhân tạo khác.

Một thử nghiệm bao gồm 128 bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 và phát hiện thấy tiêu thụ chất ngọt sucralose nhân tạo (Splenda) không ảnh hưởng đến lượng đường trong máu (15).

Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu dùng chất làm ngọt nhân tạo khác, chẳng hạn như aspartame (16, 17, 18).

Một số nghiên cứu ngắn hạn cũng cho thấy thay thế đường với chất làm ngọt nhân tạo có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, hiệu quả thường khá thấp (19).

Tuy vậy, phần lớn các bằng chứng cho thấy chất làm ngọt nhân tạo không ảnh hưởng đáng kể đến lượng đường trong máu ở người khỏe mạnh hoặc người bị tiểu đường (20).

Tóm tắt: Saccharin có thể không ảnh hưởng đến kiểm soát lượng đường trong máu lâu dài ở người khỏe mạnh hoặc những người mắc bệnh tiểu đường.

Thay đường bằng saccharin có thể giúp giảm nguy cơ sâu răng

chat lam ngot nhan tao giup giam nguy co sau rang
Saccharin không bị lên men do vi khuẩn trong khoang miệng

Đường phụ gia là nguyên nhân chính gây sâu răng (21).

Do đó, dùng chất làm ngọt chứa ít calo thay thế có thể làm giảm nguy cơ sâu răng (22).

Không giống như đường, các chất làm ngọt nhân tạo như saccharin không bị lên men do vi khuẩn trong khoang miệng (21).

Đây là lý do tại sao nó thường được dùng như một chất thay thế đường trong các loại thuốc (23).

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là thực phẩm và đồ uống có chứa chất làm ngọt nhân tạo vẫn có thể chứa các thành phần khác gây sâu răng.

Chúng bao gồm một số axit nhất định trong nước uống có ga và đường tự nhiên trong nước trái cây.

Tóm tắt: Thay saccharin cho đường có thể giúp giảm nguy cơ sâu răng, nhưng các thành phần khác vẫn có thể gây sâu răng.

Nó có bất kỳ tác động tiêu cực nào hay không?

saccharin co the tang nguy co mac mot so benh
Các chất làm ngọt nhân tạo như saccharin có thể làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nhất định

Hầu hết các cơ quan y tế xem saccharin là an toàn cho người tiêu dùng.

Tuy nhiên, vẫn còn một số hoài nghi về những tác động tiêu cực tiềm ẩn đối với sức khỏe con người.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy dùng saccharin, sucralose và aspartame có thể phá vỡ sự cân bằng của vi khuẩn trong ruột (24).

Nghiên cứu trong lĩnh vực này là tương đối mới và hạn chế. Tuy nhiên, có bằng chứng thuyết phục rằng sự thay đổi trong vi khuẩn ruột có liên quan đến tăng nguy cơ mắc các bệnh như béo phì, tiểu đường tuýp 2, viêm ruột và ung thư (25).

Trong một nghiên cứu, chuột được cho ăn một lượng aspartame, sucralose hoặc saccharin hàng ngày. Sau 11 tuần, chúng cho thấy mức đường trong máu cao bất thường. Điều này biểu thị tình trạng không dung nạp glucose và do đó có nguy cơ cao mắc bệnh chuyển hóa (24, 26).

Tuy nhiên, một khi con chuột được điều trị bằng kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn đường ruột thì nồng độ glucose trong máu trở lại bình thường.

Một thử nghiệm tương tự đã được thực hiện ở một nhóm người khỏe mạnh tiêu thụ saccharin với lượng tối đa được khuyến cáo hàng ngày trong năm ngày.

Bốn trong số bảy người có lượng đường trong máu cao bất thường, cũng như sự thay đổi trong vi khuẩn ruột. Những người khác không có bất kỳ sự thay đổi nào về vi khuẩn đường ruột (24).

Các nhà khoa học cho rằng chất làm ngọt nhân tạo như saccharin có thể khuyến khích sự phát triển của một loại vi khuẩn tốt hơn là chuyển thức ăn thành năng lượng.

Điều này có nghĩa là thức ăn chứa nhiều calo hơn làm tăng nguy cơ béo phì.

Tuy nhiên, nghiên cứu này còn rất mới. Cần nhiều nghiên cứu hơn để khám phá mối liên hệ giữa chất làm ngọt nhân tạo và sự thay đổi ở vi khuẩn đường ruột.

Tóm tắt: Bằng chứng sơ bộ cho thấy các chất làm ngọt nhân tạo như saccharin có thể ảnh hưởng đến vi khuẩn đường ruột và làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh nhất định.

Thông điệp chính

Dựa trên các bằng chứng sẵn có, nhìn chung saccharin an toàn cho tiêu dùng và là sự thay thế có thể chấp nhận được cho đường.

Nó thậm chí có thể giúp giảm sâu răng và hỗ trợ giảm cân, dù chỉ là một chút.

Tuy nhiên, bất kỳ lợi ích nào từ việc dùng saccharin cũng không phải do nó là chất làm ngọt mà là vì nó giúp giảm hoặc tránh dùng đường.

Đọc thêm về chất làm ngọt nhân tạo:

Đường Hóa Học Aspartame Tốt Hay Xấu?

Ds. Dũng
Bắt đầu một chương trình giảm cân tùy chỉnh. Bữa Ăn Hoàn Hảo giúp bạn áp dụng những thói quen lành mạnh để bạn có thể giảm cân và duy trì nó. Chương trình của bạn được tùy chỉnh theo mục tiêu và nhu cầu thể chất của bạn. Chỉ cần làm bài đánh giá nhanh và bắt đầu ngay hôm nay. Nhấn đây để bắt đầu
Subscribe
Thông báo cho
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bầu nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments