“Bánh mì càng trắng, bạn càng nhanh gặp tử thần”.
Từ lâu người ta đã biết rằng, bánh mỳ trắng và các loại ngũ cốc tinh chế không hề bổ dưỡng.
Các nhà dinh dưỡng và các chuyên gia dinh dưỡng trên toàn thế giới đã khuyến khích chúng ta nên thay thế bánh mì và ngũ cốc tinh chế bằng các loại ngũ cốc nguyên hạt.
Các loại ngũ cốc, đặc biệt cá loại ngũ cốc có chứa gluten như lúa mì, đã được các cơ quan có thẩm quyền kiểm soát chặt chẽ trong những năm gần đây.
Nhiều chuyên gia y tế uy tín hiện nay cho rằng, bánh mì và các nguồn ngũ cốc khác chứa gluten là không cần thiết bổ sung vào chế độ dinh dưỡng của bạn vì chúng có khả năng gây hại.
Bánh Mì Có Hàm Lượng Carb Cao Và Có Thể Làm Tăng Lượng Đường Huyết
Ngay cả bánh mì được làm từ ngũ cốc nguyên hạt cũng không phải toàn bộ là ngũ cốc nguyên hạt thực thụ.
Chúng là các loại ngũ cốc đã được nghiền thành bột rất mịn. Mặc dù quá trình này vẫn giữ các chất dinh dưỡng, nhưng sản phẩm này lại được tiêu hóa nhanh chóng.
Các loại tinh bột trong bánh mì nhanh chóng được đẩy xuống đường tiêu hóa và đi vào máu như một loại đường glucose. Điều này khiến nồng độ đường trong máu và insulin tăng nhanh chóng.
Thậm chí bánh mì khiến nồng độ đường trong máu tăng nhanh hơn một thanh kẹo.
Khi lượng đường trong máu tăng lên nhanh chóng, nó cũng có xu hướng giảm xuống nhanh chóng. Và khi lượng đường trong máu giảm xuống, bạn sẽ thấy đói.
Đây là lượng đường trong máu gia tăng phổ biến đối với những người có chế độ ăn carb cao. Ngay sau khi ăn, họ sẽ nhanh chóng bị đói một lần nữa, và bữa ăn tại thời điểm này được gọi là bữa ăn nhẹ carb cao.
Đường cao trong máu cũng có thể gây ra phản ứng glycation ở cấp độ tế bào khi đường bám vào phân tử protein trong cơ thể, tạo thành sugar protein hay Advanced Glycation End products (AGEs). Đây là một trong các thành phần của quá trình lão hóa.
Các nghiên cứu về các chế độ hạn chế carb (loại bỏ/giảm tinh bột và đường) cho rằng, những người bị bệnh tiểu đường cần phải loại bỏ hoàn toàn hoặc nên cắt giảm tất cả các loại ngũ cốc.
Tóm lại: Hầu hết bánh mì được làm bằng bột mì nghiền thành bột. Chúng có thể được tiêu hóa dễ dàng và khiến nồng độ đường trong máu và insulin tăng vọt, gây nhanh đói và kích kích ăn quá nhiều.
Bánh Mì Chứa Nhiều Gluten
Lúa mì thường chứa một lượng lớn protein được gọi là gluten.
Protein này có tính chất giống như keo giúp bột dẻo khi nhào.
Nhiều công trình nghiên cứu đã tuyên bố rằng phần lớn dân số thế giới đều nhạy cảm với gluten.
Khi chúng ta ăn bánh mì có chứa gluten (lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch), các protein gluten có trong bánh mỳ sẽ tấn công hệ thống miễn dịch của đường tiêu hóa.
Các thử nghiệm trên những người không có bệnh liên quan đến đường ruột đã chỉ ra rằng, gluten làm tổn thường đường tiêu hóa, gây đau đớn, đầy hơi, cơ thể mệt mỏi.
Nhạy cảm với gluten cũng được chứng minh có liên quan đến bệnh tâm thần phân liệt và thất điều tiểu não – hai căn bệnh nghiêm trọng của não.
Có thể kết luận rằng, gluten không những có tác hại nghiệm trọng đối với các trường hợp mắc bệnh liên quan đến đường ruột, mà còn ảnh hưởng đến những trường hợp nhạy cảm với gluten.
Để biết bạn có nhạy cảm với gluten không, bạn cần phải loại bỏ gluten ra khỏi chế độ ăn uống của bạn trong 30 ngày, sau đó lại sử dụng chúng và theo dõi xem chúng có ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn hay không.
Tóm lại: Hầu hết bánh mì được làm từ bột mỳ có chức gluten. Gluten sẽ gây ra một phản ứng miễn dịch ở đường tiêu hóa của các trường hợp nhạy cảm với gluten. Điều này có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa như chướng bụng đầy hơi, mệt mỏi và các triệu chứng khác.
Bánh Mì Có Chứa Các Chất Độc Hại Khác
Hầu hết các loại bánh mì thương mại đều chứa đường hoặc xirô ngô có hàm lượng fructose cao, giống như thực phẩm chế biến sẵn khác.
Đường gây ra nhiều tác dụng phụ và việc ăn các thực phẩm chế biến sẵn có chứa đường có thể có tác động xấu đến sức khỏe của bạn.
Hầu hết các loại ngũ cốc đều chứa axit phytic, một chất phản dinh dưỡng.
Axit phytic là một phân tử liên kết mạnh các khoáng chất cần thiết như canxi, sắt và kẽm, khiến chúng không bị hấp thụ.
Ngâm ngũ cốc trước khi nướng có thể làm giảm hàm lượng axit phytic, cải thiện quá trình hấp thu các khoáng chất của cơ thể.
Tóm lại: Hầu hết bánh mỳ đều chứa đường, tác động xấu đến sức khỏe của bạn. Chúng cũng chứa chất phản dinh dưỡng ngăn chặn cơ thể hấp thu các khoáng chất thiết yếu như canxi, kẽm, sắt.
Bánh Mì Nghèo Chất Dinh Dưỡng Thiết Yếu
Tất cả các chất dinh dưỡng có trong bánh mì bạn đều có thể dễ dàng tìm thấy trong các loại thực phẩm khác.
Thậm chí bánh mì cũng không có chất dinh dưỡng như bạn nghĩ.
Nó không chỉ có hàm lượng chất dinh dưỡng ít hơn các loại thực phẩm khác, mà còn làm giảm tốc độ hấp thu các chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm khác đưa vào cơ thể.
- Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng ít hơn nhiều so với các loại thực phẩm khác như rau.
- Các axit phytic ngăn cản cơ thể hấp thụ các khoáng chất như sắt, kẽm và canxi.
- Gluten gây tổn thương niêm mạc ruột, giảm sự hấp thu các chất dinh dưỡng.
- Ngũ cốc không chứa tất cả các axit amin thiết yếu cho cơ thể, là chứa nguồn protein nghèo.
- Sợi mì có thể khiên cơ thể đốt cháy các nguồn vitamin D nhanh hơn, khiến cơ thể bị thiếu vitamin D, một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh ung thư, bệnh tiểu đường thậm chỉ gây tử vong.
Tóm lại: Hầu hết bánh mì là thực phẩm không bổ dưỡng, hàm lượng protein trong bánh mỳ rất thấp. Gluten trong bánh mì gây thương tổn niêm mạc ruột, và axit phytic ngăn cản cơ thể hấp thu các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đồng thời tăng nguy cơ bị thiếu vitamin D trầm trọng.
Lúa Mì Tăng Nồng Độ Cholesterol Xấu
Trong một nghiên cứu, 36 người được chọn ngẫu nhiên và chia thành hai nhóm.
Một nhóm ăn ngũ cốc nguyên hạt và một nhóm ăn lúa mì.
Sau 12 tuần, các nhà nghiên cứu đo nồng độ lipid máu ở cả hai nhóm.
Nhóm ăn ngũ cốc nguyên hạt giảm đảng kể cholesterol xấu LDL, LDL nhỏ và dày đặc, cải thiện đáng kể lipid máu.
Nhóm ăn lúa mì tăng 8% lượng cholesterol LDL xấu, LDL nhr và dày đặc hơn 60%.
LDL chính là loại cholesterol có liên quan chặt chẽ tới bệnh tim.
Tóm lại: Ăn lúa mì có thể tăng cholesterol LDL nhỏ, dày đặc bởi 60%. Đây là loại cholesterol có liên quan chặt chẽ với bệnh tim.
Lúa Mì Nguyên Hạt Tốt Hơn Lúa Mì Tinh Chế
Thực tế chứng minh rằng, bánh mì làm bằng ngũ cốc nguyên hạt vẫn tốt hơn bánh mì làm bằng ngũ cốc tinh chế. Bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt có chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất xơ hơn.
Bánh mì được làm từ các loại ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc nảy mầm có thể có ít tác động xấu hơn bánh mì thường.
Bánh mì không gluten cũng lành mạnh hơn các loại bánh mì được làm từ các loại ngũ cốc có gluten như lúa mì.