Đường là thành phần tồi tệ nhất duy nhất được thêm vào trong chế độ ăn uống hiện đại.
Nó cung cấp calo không có chất dinh dưỡng bổ sung và có thể làm hỏng sự trao đổi chất của bạn trong thời gian dài.
Ăn quá nhiều đường sẽ khiến bạn tăng cân nhanh chóng và dẫn đến nhiều bệnh tật như bệnh béo phì, tiểu đường loại II và bệnh tim.
Vậy nên ăn bao nhiêu đường là đủ? Bạn có thể ăn một chút đường mỗi ngày mà không gây hại đến cơ thể hoặc bạn có thể tránh nó càng xa càng tốt.
Nội Dung Chính
- Đường Bổ Sung Vào Thực Phẩm Và Đường Tự Nhiên Có Sực Khác Biệt Rất Lớn.
- Lượng Đường Tiêu Thụ Quá Cao
- Mỗi Ngày Nên Ăn Bao Nhiêu Đường Là An Toàn?
- Bạn Cần Phải Làm Gì Nếu Bị Thừa Cân Hoặc Béo Phì?
- Nếu Bạn Nghiện Đường, Có Nên Loại Bỏ Nó Hoàn Toàn?
- Làm Thế Nào Để Giảm Thiểu Lượng Đường Trong Chế Độ Ăn Hàng Ngày?
- Đường Trong Thực Phẩm Chế Biến Sẵn Là Đường Gì?
Đường Bổ Sung Vào Thực Phẩm Và Đường Tự Nhiên Có Sực Khác Biệt Rất Lớn.
Việc phân biệt rõ giữa đường được bổ sung và đường tự nhiên có trong các loại thưc phẩm tự nhiên như các loại trái cây, các loại rau củ quả…vv là rất cần thiết.
Các loại đường tự nhiên hoàn tốt cho sức khỏe của bạn. Bạn có thể bổ sung lượng đường cho cơ thể bằng cách ăn các loại thực phẩm lành mạnh chứa nhiều nước, nhiều chất xơ, nhiều vitamin và khoáng chất và hàm lượng đường thấp…vv.
Tuy nhiên, đường được thêm và các loại thực phẩm thường là đường sucrose, hoặc fructose, hay sirô ngô.
Nếu bạn muốn giảm cân hiệu quả và tối ưu hóa sức khỏe của bạn, tốt nhất bạn nên tránh xa các loại thực phẩm có thêm đường.
Lượng Đường Tiêu Thụ Quá Cao
Rất khó để tìm ra các con số chính xác về lượng đường được tiêu thụ mỗi năm.
Theo số liệu của Hoa Kỳ vào năm 2008, con người đã tiêu thụ hơn 28 kg đường được thêm vào thực phẩm mỗi năm, chưa kể lượng đường tiêu thụ từ các loại nước ép hoa quả có đường.
Năm 2008, lượng đường tiêu thụ trung bình mỗi ngày là 76,7 gam, tương đương 19 muỗng cà phê hoặc 306 calo.
Theo nghiên cứu này, lượng đường tiêu thụ đã giảm xuống 23% giữa năm 2000 và 2008, chủ yếu là bởi vì mọi người uống đồ uống có đường ít hơn.
Vì vậy, chúng ta đang đi đúng hướng, và đó là tin tốt!
Tuy nhiên, mức tiêu thụ đường hiện nay vẫn còn quá cao và nó là một trong những nguyên nhân chính khiến con người bị béo và ốm yếu.
Cụ thể, việc tiêu thụ lượng đường quá mức có liên quan trực tiếp với bệnh béo phì, tiểu đường loại II, bệnh tim mạch, ung thư, sâu răng, bệnh gan nhiễm mỡ,…vv.
Mỗi Ngày Nên Ăn Bao Nhiêu Đường Là An Toàn?
Thật không may, hiện tại vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho câu hỏi đơn giản này. Vì một số người có thể ăn một ít đường mà không gây hại, trong khi những người khác thì nên tránh nó càng xa càng tốt.
Theo Hiệp hội tim Hoa kỳ (AHA), lượng đường tối đa bạn nên ăn trong ngày là:
- Đàn ông: 150 calo mỗi ngày (37,5 gam hoặc 9 muỗng cà phê).
- Phụ nữ: 100 calo mỗi ngày (25 gam hoặc 6 muỗng cà phê).
Nếu cơ thể bạn hoàn toàn khỏe mạnh, cơ nạc nhiều thì lượng đường trên là tương đối hợp lý. Cơ thể bạn sẽ đốt cháy lượng đường nhỏ này mà không gây hại cho cơ thể.
Nhưng điều quan trọng là, bạn không nên cho thêm đường vào chế độ ăn uống hàng ngày của bạn. Chúng sẽ không mang lại cho bạn bất kỳ lợi ích sức khỏe hay lợi ích sinh lý nào.
Ăn càng ít đường, bạn càng khỏe.
Bạn Cần Phải Làm Gì Nếu Bị Thừa Cân Hoặc Béo Phì?
Nếu bạn đang bị thừa cân, béo phì, tiểu đường…vv thì bạn nên tránh đường càng xa càng tốt.
Trong trường hợp đó, bạn không được tiêu thụ đường mỗi ngày, chỉ nên ăn đường 1-2 lần một tuần là tốt nhất, và nên ăn với lượng vừa phải.
Nhưng nếu bạn muốn được khỏe mạnh thực sự, bạn tuyệt đối không nên tiêu thụ các sản phẩm có thêm đường.
Các sản phẩm như nước giải khát, bánh nướng, bánh ngọt, thực phẩm chế biến…vv là những thực không thuộc danh sách thực phẩm lành mạnh. Nó là danh mục thực phẩm thường có trong chế độ ăn uống của những người mắc bệnh béo phì. Do đó, bạn nên hạn chế hoặc loại bỏ hoàn toàn chúng ra khỏi chế độ ăn của bạn ngay bây giờ, nếu bạn muốn giảm cân thành công và có một sức khỏe khỏe mạnh.
Nếu Bạn Nghiện Đường, Có Nên Loại Bỏ Nó Hoàn Toàn?
Các thức ăn vặt có đường sẽ kích thích cùng một khu vực trong não giống như bạn nghiện thuốc.
Vì vậy, đường có thể làm bạn mất kiểm soát lượng calo tiêu thụ hàng ngày.
Nếu bạn từng có lịch sử ăn uống vô độ, và thất bại trong việc kiểm soát lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày và sự thất bại này lặp đi lặp lại với bất kỳ phương pháp nào mà bạn đã áp dụng, điều đó nghĩa là, bạn có thể đang bị nghiện giống như tôi cũng đã từng bị.
Nghiện đường cũng giống như nghiện thuốc lá, bạn cần phải tránh xa và loại bỏ nó hoàn toàn.
Loại bỏ đường ra khỏi tầm mắt của bạn đó chính là cách hữu hiệu nhất giúp bạn vượt qua chứng nghiện đường.
Hiện tại, bản thân tôi cũng không còn thèm đường như trước kia nữa. Tôi đã không chạm vào nó trong hơn 7 tháng qua, và tôi đã giảm được một lượng cân đáng kể. Đó là điều tuyệt vời nhất mà tôi nhận được trong suốt thời gian qua.
Làm Thế Nào Để Giảm Thiểu Lượng Đường Trong Chế Độ Ăn Hàng Ngày?
Để giảm tối đa lượng đường trong chế độ ăn uống của bạn, bạn nên tuân thủ những nguyên tắc sau:
- Nước giải khát: Các loại đồ uống có đường vô cùng khủng khiếp, bạn nên tránh chúng như tránh bệnh dịch, cách chúng càng xa càng tốt.
- Nước ép trái cây: Có thể bạn sẽ ngạc nhiên về loại thức uống này, nhưng trong nước ép trái cây thực sự cũng chứa một lượng đường tương tự như các loại giải khát khác.
- Kẹo và đồ ngọt: Bạn nên hạn chế tiêu thụ các loại đồ ngọt.
- Thực phẩm nướng: Các loại bánh nướng, bánh ngọt…vv thường được cho rất nhiều đường và carbohydrate tinh chế.
- Trái cây đóng hộp dạng xi-rô: Bạn nên chọn trái cây tươi thay thế.
- Các thực phẩm ăn kiêng và ít chất béo: Các loại thực phẩm được loại bỏ chất béo thường được thêm vào rất nhiều đường.
- Trái cây khô: Bạn nên hạn chế ăn các loại trái cây khô, tránh được càng xa càng tốt.
- Uống nước lọc thay vì nước ngọt hoặc nước trái cây và không thêm đường vào cà phê hoặc trà của bạn.
- Trong nấu ăn, thay vì bỏ đường bạn có thể cho quế, đậu khấu, hạnh nhân, vani, gừng hoặc chanh để tăng hương vị món ăn.
Chỉ cần một vài phút lên google, bạn sẽ tìm được các loại thực phẩm thiên nhiên thay thế đương tuyệt vời, kể cả khi bạn loại bỏ hoàn toàn đường ra khỏi chế độ ăn uống hàng ngày của bạn.
Bạn cũng có thể thay thế đường bằng đường cỏ ngọt stevia – đường tự nhiên 0 calo rất tốt cho sức khỏe của bạn.
Đường Trong Thực Phẩm Chế Biến Sẵn Là Đường Gì?
Cách tốt nhất và đơn giản nhất để cắt giảm lượng đường ra khỏi chế độ ăn của bạn là cắt giảm các loại thực phẩm chế biến sẵn và bổ sung lượng đường vào cơ thể bằng các trái cây tươi nhiều nước, nhiều chất xơ và ít đường.
Cách làm này sẽ không đòi bạn thời gian để tính toán, đếm calo hay bị ảm ảnh bởi các thực phẩm.
Dưới đây là ba lời khuyên giúp bạn biết cách lựa chọn những thực phẩm lành mạnh và an toàn với bạn:
- Đường có rất nhiều tên gọi như: đường sucrose, fructose, xi rô ngô, đường mía, đường glucozơ, đường thô và nhiều loại đường khác.
- Nếu một thực phẩm đóng gói có chứa một trong ba loại đường đầu tiên, bạn nên tránh nó.
- Nếu một thực phẩm đóng gói chứa nhiều hơn một loại đường, hãy tránh nó.
- Bạn cũng phải thật thận trọng vì nhiều loại đường khác được gắn nhãn là các đường lành mạnh như agave, mật ong, đường mía hữu cơ và đườn dừa…vv.
Cảnh báo: Bạn phải đọc kỹ nhãn dinh dưỡng! Ngay cả các loại thực phẩm cải trang thành “thực phẩm sức khỏe” cũng có thể được nạp thêm đường.
Thông Điệp Gửi Đến Bạn
Một số người có thể kiểm soát một lượng đường nhỏ trong chế độ ăn uống của họ, trong khi những người khác lại nghiện nó, ăn quá nhiều, dẫn đến bị tăng cân nhanh chóng và mắc nhiều bệnh tật.
Qua bài viết này, tôi hị vọng bạn sẽ tìm thấy lượng đường thích hợp nhất với cơ thể bạn bạn và có một chế độ ăn uống lành mạnh không đường.