9 Lợi Ích Của Niacin (Vitamin B3) Đã Được Khoa Học Chứng Minh

0

Niacin, hay còn được biết đến là vitamin B3, là một chất dinh dưỡng quan trọng. Trên thực tế, mọi bộ phận cơ thể đều cần đến chất này để có thể hoạt động bình thường.

Với tư cách là một chất bổ sung, niacin có tác dụng giúp giảm cholesterol, giúp thuyên giảm bệnh viêm khớp và tăng chức năng não bộ trong số rất nhiều các lợi ích khác.

Tuy nhiên, nó cũng có thể gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng nếu bạn uống quá liều. Bài báo này giải thích mọi thứ bạn cần biết về niacin.

cau truc hoa hoc cua niacin
Cấu trúc hóa học của Niacin

Niacin là gì?

Niacin là một trong tám loại vitamin B,  hay còn được gọi là vitamin B3.

Có hai dạng hóa học chính và mỗi loại đều có những tác động khác nhau nên cơ thể. Cả hai loại này đều được tìm thấy trong thực phẩm cũng như các chất bổ sung.

  • Nicotinic axit: Là một chất bổ sung, axit nicotinic là một dạng của niacin được sử dụng để điều trị chứng cholesterol cao và bệnh tim (1).
  • Niacinamide hoặc nicotinamide: Không giống như axit nicotinic, niacinamide không có tác dụng hạ cholesterol. Tuy nhiên, nó có thể giúp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1, một số bệnh lí về da và tâm thần phân liệt (2).

Niacin có thể hòa tan trong nước, do đó cơ thể bạn không giữ được nó. Điều này cũng có nghĩa là cơ thể bạn có thể đang thải ra lượng vitamin dư thừa nếu không cần thiết.

Cơ thể của chúng ta hấp thụ niacin thông qua thức ăn, nhưng cũng có thể qua con đường chuyển hóa từ axit amin tryptophan.

Kết luận: Niacin là một trong tám loại vitamin B có thể hòa tan trong nước. Nó còn được biết đến là axit nicotinic, niacinamide và nicotinamide.

Niacin hoạt động như thế nào?

niacin co trong thuc pham
Có thể bổ sung Niacin từ thực phẩm

Giống như tất cả các vitamin B, niacin giúp chuyển đổi thức ăn thành năng lượng bằng cách hỗ trợ enzym hoạt động.

Cụ thể hơn, niacin là thành phần chính của NAD NADP, hai coenzyme có liên quan đến quá trình trao đổi chất của tế bào.

Hơn nữa, nó còn đóng vai trò trong việc báo hiệu,  tạo ra và sửa chữa DNA. Bên cạch chức năng hoạt động như một chất chống oxy hoá (3).

Thiếu Niacin

Khi thiếu chất, bạn có thể cảm nhận được bằng cách quan sát những gì đang diễn ra. Đây là một số biểu hiện của chứng thiếu hụt niacin:

  • Mất trí nhớ và rối loạn thần kinh
  • Mệt mỏi
  • Phiền muộn
  • Đau đầu
  • Bệnh tiêu chảy
  • Các vấn đề về da

Như đã nói, sự thiếu hụt rất hiếm xảy ra ở các nước phương Tây.

Tình trạng thiếu hụt niacin nghiêm trọng hoặc bệnh đậu mùa chủ yếu xảy ra ở các nước thế giới thứ ba, nơi chế độ ăn không đa dạng.

Kết luận: Niacin là một loại vitamin tạo nên từ hai yếu tố chính, chúng là những hợp chất hỗ trợ hoạt động của enzym.

Bao nhiêu đủ?

Việc bạn cần bao nhiêu niacin dựa trên mức tiêu thụ được yêu cầu cần cho một ngày và phụ thuộc vào tuổi tác, giới tính của bạn (4, 5).

Liều dùng niacin để chữa bệnh cao hơn mức khuyến cáo và chỉ nên được dùng dưới sự theo dõi của các chuyên gia y tế.

Sau đây là lượng niacin được khuyến cáo cần cho một người/ngày (RDAs) (4).

Trẻ sơ sinh

  • 0-6 tháng: 2 mg/ngày *
  • 7-12 tháng: 4 mg/ngày *

* Lượng vừa đủ (AI)

Trẻ em

  • 1-3 năm: 6 mg/ngày
  • 4-8 năm: 8 mg/ngày
  • 9-13 năm: 12 mg/ngày

Thanh thiếu niên và người trưởng thành

  • Nam giới từ 14 tuổi trở lên: 16 mg/ngày
  • Phụ nữ từ 14 tuổi trở lên: 14 mg/ngày
  • Phụ nữ mang thai: 18 mg/ngày
  • Phụ nữ cho con bú: 17 mg/ngày

Kết luận: Mức niacin được khuyên dùng tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính của bạn. Đàn ông cần 16 mg một ngày, trong khi phần lớn phụ nữ cần 14 mg một ngày.

9  lợi ích sức khoẻ của niacin

1. Giúp giảm Cholesterol LDL

niacin co nhieu loi ich cho suc khoeNiacin đã được sử dụng từ những năm 1950 trong điều trị chứng cholesterol cao (6).

Trên thực tế, nó có tác dụng làm giảm nồng độ cholesterol LDL “có hại” từ 5-20% (7, 8).

Tuy nhiên niacin không phải là phương pháp điều trị chính cho chứng cholesterl cao bởi vì nó có thể gây ra một số tác dụng phụ (9).

Hơn nữa, nician chủ yếu được sử dụng như một phương pháp hạ thấp cholesterol cho những người không thể dung nạp statin (10).

2. Tăng cholesterol HDL

Bên cạnh việc hạ cholesterol LDL, niacin cũng giúp tăng cholesterol HDL “có lợi”.

Niacin giúp tăng cholesterol HDL bằng cách giúp ngăn chặn sự phá vỡ apolipoprotein A1, một protein giúp tạo ra HDL (11).

Các nghiên cứu đã chứng minh niacin có công dụng tăng mức cholesterol HDL từ 15-35% (7).

3. Giảm chất béo trung tính

Lợi ích thứ ba của niacin đối với mỡ trong máu đó là nó có thể giảm mỡ trung tính (triglyceride) từ 20 đến 50% (7).

Nó làm được điều này bằng cách ngừng các hoạt động của enzym tham gia vào quá trình tổng hợp triglyceride (1).

Kết quả là điều này giúp giảm sự sản xuất lipoprotein tỷ trọng thấp (LDL) và lipoprotein tỷ trọng rất thấp (VLDL).

Liều lượng sử dụng trong điều trị là rất quan trọng để đạt được những tác động lên nồng độ cholesterol và triglyceride (1).

4. Ngăn ngừa các bệnh liên quan tới tim mạch

niacin ngan ngua benh tim machTác dụng của niacin lên hàm lượng cholesterol là một cách giúp ngăn ngừa bệnh tim.

Những nghiên cứu mới hơn cũng đã chứng minh một số cơ chế khác. Những cơ chế này cũng đem lại lợi ích cho trái tim của bạn.

Nó cũng có công dụng giảm sự mất bằng oxy hóa và chứng viêm sưng, cả hai yếu tố này đều liên quan đến bệnh xơ vữa động mạch, làm cứng động mạch (1).

Một số nghiên cứu đã đề xuất liệu pháp với niacin. Dù sử dụng một mình hay kết hợp với statin, nó cũng đều có thể giảm nguy cơ gặp phải các vấn đề về sức khỏe liên quan đến tim mạch (12).

Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu khá hỗn hợp.

Một cuộc tổng kết gần đây đã đưa ra kết luận rằng liệu pháp niacin không giúp giảm đáng kể nguy cơ đau tim, đột quỵ hoặc tử vong do bệnh tim ở những người đang bị bệnh tim hoặc những người phải đôi mặt với nguy cơ cao (10).

5. Giúp điều trị bệnh tiểu đường tuýp 1

Bệnh đái tháo đường tuýp 1 là một căn bệnh tự miễn. Khi đó cơ thể sẽ tấn công hoặc phá hủy các tế bào tạo ra insulin trong tuyến tụy.

Có nghiên cứu đã cho thấy niacin có thể giúp bảo vệ các tế bào này và thậm chí có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 ở trẻ có nguy cơ cao bị bệnh (2, 13).

Tuy nhiên, đối với người bị đái tháo đường tuýp 2, vai trò của niacin trở phức tạp hơn.

Một mặt, nó có thể giúp giảm nồng độ cholesterol. Điều này thường gặp ở những người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 (14).

Mặt khác nó làm tăng lượng đường trong máu.

Kết quả là những người bị bệnh tiểu đường sử dụng niacin để điều trị lượng cholesterol cũng cần theo dõi lượng đường trong máu một cách cẩn thận (14).

6. Tăng cường chức năng não bộ

Não của bạn cần niacin, như là một phần của coenzyme NAD và NADP để lấy năng lượng và hoạt động bình thường.

Trên thực tế, chứng rối trí (đờ đẫn) và thậm chí các triệu chứng của bệnh tâm thần cũng liên quan đến sự thiếu hụt niacin (15).

Một số loại bệnh tâm thần phân liệt có thể được điều trị bằng niacin, vì nó giúp khôi phục lại các tổn thương đối với các tế bào não xảy ra do sự thiếu hụt niacin (16).

Các nghiên cứu sơ bộ cũng cho thấy nó cũng có thể giúp giữ cho não bộ khỏe mạnh khi bị mắc phải bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, kết quả này mang tính hỗn hợp (17, 18).

7. Cải thiện chức năng của da

Niacin giúp bảo vệ các tế bào da khỏi tác động của mặt trời dù cho bổ sung bằng cách uống vào cơ thể hay bôi lên da dưới dạng kem (19).

Và các nghiên cứu gần đây cho thấy nó có tác dụng ngăn ngừa một số loại bệnh ung thư da (20).

Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy dùng 500 mg nicotinamide (một dạng của niacin) hai lần một ngày làm giảm tỷ lệ ung thư da không phải do tế bào hắc tố ở những người có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư da (20).

8. Giảm các triệu chứng của bệnh viêm khớp

Một nghiên cứu sơ bộ cho thấy niacin giúp giảm bớt một số triệu chứng của bệnh viêm xương khớp, cải thiện khả năng di chuyển của khớp và giảm nhu cầu NSAIDs (21).

Một nghiên cứu khác trên những con chuột thí nghiệm cho thấy một mũi tiêm vitamin làm giảm chứng viêm sưng liên quan tới chứng viêm khớp (22).

Mặc dù điều này mang lại nhiều hứa hẹn nhưng cần có nhiều thêm những nghiên cứu hơn nữa trong lĩnh vực này.

9. Điều trị Pellagra

Thiếu niacin một trong tình trạng nghiêm trọng còn được gọi là pellagra (4, 23).

Chính vì vậy, bổ sung niacin là phương pháp điều trị chính cho bệnh đậu mùa.

Thiếu Niacin rất hiếm ở các nước công nghiệp hóa. Tuy nhiên, nó có thể xảy ra cùng với những bệnh khác như nghiện rượu, biếng ăn hoặc bệnh Hartnup.

Kết luận: Niacin có thể sử dụng điều trị cho nhiều tình trạng bệnh lí. Điều đáng quan tâm nhất là  giúp tăng nồng độ HDL, trong khi đó cũng có công dụng làm giảm LDL và triglyceride.

Các loại thực phẩm chứa nhiều Niacin

ca ngu dong hop
Niacin có nhiều trong cá

Niacin được tìm thấy nhiều loại thực phẩm, đặc biệt là thịt, gia cầm, cá, bánh mì và ngũ cốc.

Một số loại thức uống tăng lực cũng có chứa vitamin B, đôi khi với liều lượng rất cao.

Đây là lượng niacin bạn nhận được từ những loại thực phẩm sau đây:

  • Ức gà: 59% RDI (24).
  • Cá ngừ trắng, cá đóng hộp: 53% RDI (25).
  • Thịt bò: 33% RDI (26).
  • Cá hồi hun khói: 32% RDI (27).
  • Ngũ cốc nguyên cám: 25% RDI (28).
  • Đậu phộng: 19% RDI (29).
  • Đậu lăng: 10% RDI (30).
  • 1 lát bánh mì trắng: 9% RDI (31).

Kết luận: Có nhiều thực phẩm cung cấp niacin, bao gồm cá, thịt gia cầm, thịt, đậu và ngũ cốc.

Bạn có nên bổ sung niacin?

Mọi người đều cần niacin, nhưng hầu hết mọi người có thể đã nhận đủ từ chế độ ăn uống mình.

Tuy nhiên nếu bạn đang thiếu hoặc mắc một chứng bệnh cần sử dụng liều lượng cao hơn thì bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn sử dụng thêm dưới dạng chất bổ sung.

Đặc biệt là bổ sung niacin có thể được yêu cầu cho những người có hàm lượng cholesterol cao và có nguy cơ bị bệnh tim, nhưng không thể sử dụng statin.

Dạng bổ sung được kê đơn với liều cao hơn nhiều so với lượng tìm thấy trong thực phẩm. Thông thường, liều sử dụng cho điều trị được tính bằng gam, chứ không phải miligam.

Vì liều lượng cao nên có thể sẽ gặp phải những tác dụng phụ. Thông báo cho bác sĩ của bạn biết là điều rất quan trọng nếu bạn đang sử dụng niacin như là chất bổ sung.

Kết lun: Bổ sung niacin có thể được chỉ định cho một số trường hợp nhất định. Tuy nhiên chúng có thể gây ra một số phản ứng tiêu cực, vì vậy nên thảo luận với chuyên chăm sóc sức khỏe của bạn.

Tác dụng phụ và những cảnh báo khi bổ sung niacin

niacin bo sung co the gay tac dung phu
Cận thận với liều bổ sung niacin

Niacin có trong thức ăn không gây nguy hiểm (4).

Nhưng liều lượng bổ sung có thể gây ra nhiều phản ứng phụ, bao gồm buồn nôn, nôn mửa và nhiễm độc gan (4).

Dưới đây là một số tác dụng phụ thường gặp nhất khi  bổ sung niacin:

  • Đỏ mặt do niacin: đỏ mặt là tác dụng phụ phổ biến nhất do sự co dãn mạch máu. Ngoài đỏ mặt nó còn xảy ra ở cổ và ngực. Làm cho ta có cảm giác ngứa râm ran, cảm giác bỏng rát hoặc đau (32, 33).
  • Kích ứng dạ giày và gây buồn nôn: Buồn nôn, nôn mửa và kích ứng dạ dày nói chung, có thể xảy ra, đặc biệt khi người ta dùng axit nicotinic giải phóng chậm. Nó có vẻ liên quan đến men gan tăng cao (34).
  • Làm tổn thương gan: Đây là một trong những mối nguy hiểm của việc sử dụng niacin liều lượng lớn trong thời gian điều trị cholesterol. Điều này còn phổ biến hơn với axit nicotinic giải phóng chậm nhưng đây cũng có thể là kết quả của dạng giải phóng tức thời (35, 36).
  • Kiểm soát đường huyết: sử dụng với liều lượng lớn (3-9 gram một ngày) làm suy giảm việc kiểm soát lượng đường trong máu trong khi sử dụng trong thời gian ngắn hoặc dài (37, 38).
  • Các vấn đề về mắt: một trong những tác dụng phụ hiếm xảy ra là mờ mắt, ngoài ra còn có những tác dụng phụ khác liên quan tới sức khỏe của mắt (39).
  • Bệnh gút: niacin làm tăng nồng độ axit uric bên trong cơ thể dẫn đến bệnh gút (40).

Kết luận: bổ sung niacin có thể gây ra một số tác dụng phụ đặc biệt là khi dùng hàm lượng lớn. Nhưng hổ biến nhất vẫn là gây đỏ mặt, vấn đề này thậm chí có thể gặp cả khi sử dụng liều thấp.

Tóm lại

Niacin là một trong 8 loại vitamin quan trọng đối với mỗi bộ phận trên cơ thể chúng ta.

May mắn là bạn có thể lấy được tất cả niacin cần thiết thông qua chế độ ăn uống.

Tuy nhiên dạng bổ sung thỉnh thoảng được chỉ định để điều trị cho một số bệnh lý nhất định bao gồm chứng cholesterol cao.

Bắt đầu một chương trình giảm cân tùy chỉnh. Bữa Ăn Hoàn Hảo giúp bạn áp dụng những thói quen lành mạnh để bạn có thể giảm cân và duy trì nó. Chương trình của bạn được tùy chỉnh theo mục tiêu và nhu cầu thể chất của bạn. Chỉ cần làm bài đánh giá nhanh và bắt đầu ngay hôm nay. Nhấn đây để bắt đầu
Subscribe
Thông báo cho
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments