7 tác dụng phụ của việc dùng quá nhiều giấm táo

0
giam tao co ca mat loi va hai
Giấm táo có cả mặt lợi và mặt hại

Giấm táo là một loại thuốc bổ tự nhiên.

Nó mang lại một số lợi ích cho sức khoẻ được chứng minh bởi các nghiên cứu khoa học trên con người.

Tuy nhiên, người ta cũng đã lo ngại nhiều hơn về sự an toàn và những phản ứng phụ có thể xảy ra khi dùng giấm táo.

Bài báo này sẽ xem xét các tác dụng phụ tiềm ẩn của giấm táo.

Đồng thời cung cấp các hướng dẫn về cách sử dụng giấm táo an toàn.

Vậy giấm táo là gì?

Giấm táo được làm bằng cách kết hợp táo với men.

Sau đó men chuyển đổi đường trong táo thành rượu. Lúc này vi khuẩn được thêm vào hỗn hợp giúp lên men rượu biến thành axit axetic (1).

Axit axetic chiếm khoảng 5-6% giấm táo. Nó được phân loại là “axit yếu”, nhưng vẫn mang tính axit khá mạnh khi được cô đặc.

Ngoài axit axetic, giấm còn chứa nước và các axit, vitamin và khoáng chất khác với hàm lượng thấp (1).

Một số nghiên cứu ở động vật và người đã phát hiện ra rằng axit axetic và giấm táo có thể thúc đẩy việc đốt cháy chất béo và giảm cân, giảm lượng đường trong máu, tăng độ nhạy của hooc- môn insulin và cải thiện nồng độ cholesterol (2, 3, 4, 5, 6, 7, 8) .

Điểm then chốt: Giấm táo được làm ra từ axit axetic, có thể mang lại một số lợi ích cho sức khoẻ như giảm cân, giảm lượng đường trong máu và tăng lượng cholesterol có lợi cho cơ thể.

7 tác dụng phụ của việc dùng quá nhiều giấm táo

giam tao co the gay hai cho he tieu hoa
Giấm táo có thể gây hại cho hệ tiêu hóa

Thật không may là có nhiều báo cáo cho thấy giấm táo có thể gây ra một số tác dụng phụ.

Điều này đặc biệt đúng với việc dùng quá nhiều giấm táo.

Mặc dù việc dùng một lượng nhỏ sẽ mang lại các tác dụng tốt và làm cơ thể khỏe mạnh nhưng uống quá nhiều giấm táo lại có thể gây hại và thậm chí nguy hiểm cho sức khỏe.

1. Cản trở tiêu hóa

Giấm táo giúp ngăn đường huyết tăng đột ngột bằng cách giảm tỷ lệ thức ăn ra khỏi dạ dày và đi vào đường tiêu hóa. Điều này làm chậm sự hấp thu các chất dinh dưỡng vào máu (9).

Tuy nhiên, tác dụng này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh dạ dày đường ruột, một tình trạng phổ biến ở những người bị tiểu đường tuýp 1.

Khi bị liệt dạ dày, các dây thần kinh trong dạ dày không hoạt động bình thường, vì vậy thức ăn nằm trong dạ dày quá lâu và không được tiêu hóa như bình thường.

Các triệu chứng bệnh dạ dày đường ruột bao gồm ợ nóng, đầy bụng và buồn nôn. Đối với bệnh nhân đái tháo đường tuýp 1 mắc chứng dạ dày đường ruột, việc định lượng insulin trong bữa ăn là rất khó khăn vì rất khó để dự đoán thời gian tiêu hóa và hấp thu thức ăn.

Một nghiên cứu được giám sát đã khảo sát 10 bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 mắc chứng dạ dày đường ruột.

Uống nước pha với 2 muỗng canh giấm táo (30 ml) làm tăng đáng kể thời gian thức ăn ở trong dạ dày so với uống nước bình thường (10).

Điểm then chốt: Giấm táo đã được chỉ ra là giúp trì hoãn tỷ lệ thức ăn được tiêu hóa khỏi dạ dày. Điều này có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của chứng dạ dày đường ruột và làm cho việc kiểm soát lượng đường trong máu trở nên khó khăn hơn đối với những người bị tiểu đường tuýp 1.

2. Tác dụng phụ về tiêu hóa

Giấm táo có thể gây ra các triệu chứng rối loạn tiêu hóa ở một số người.

Các nghiên cứu trên người và động vật đã phát hiện ra rằng giấm táo và axit axetic có thể làm giảm sự thèm ăn và thúc đẩy cảm giác no, dẫn đến giảm lượng calo trong cơ thể (11, 12, 13).

Tuy nhiên, một nghiên cứu được giám sát cho thấy trong một số trường hợp, sự thèm ăn và lượng thức ăn có thể giảm do chứng khó tiêu.

Những người uống một cốc có chứa 25 gram (0.88 oz) giấm táo có ít cảm giác thèm ăn hơn nhưng cũng có cảm giác buồn nôn hơn đáng kể, đặc biệt là khi giấm là một phần làm thức uống có vị khó chịu (14).

Điểm then chốt: Giấm táo có thể giúp giảm bớt sự thèm ăn, nhưng cũng có thể gây cảm giác buồn nôn, đặc biệt khi uống như một loại đồ uống có vị khó chịu.

3. Giảm lượng kali trong máu và giảm mật độ xương

uong nhieu giam tao co the gay loang xuong
Dùng nhiều giấm táo có thể gây loãng xương

Tại thời điểm này không có nghiên cứu chính thức nào về ảnh hưởng của giấm táo đối với mức kali trong máu và sức khoẻ xương.

Tuy nhiên, đã có báo cáo về một trường hợp hàm lượng kali trong máu thấp và mật độ xương giảm do uống liều lượng lớn giấm táo trong một thời gian dài.

Một phụ nữ 28 tuổi uống 8 oz (250 ml) giấm táo pha loãng trong nước đều đặn hàng ngày trong sáu năm.

Cô được chuyển vào bệnh viện trong tình trạng mức kali trong máu thấp và các bất thường khác trong thành phần hóa học của máu (15).

Hơn nữa, người phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh loãng xương, một tình trạng xương giòn mà hiếm khi thấy ở những người trẻ tuổi.

Các bác sĩ điều trị cho rằng với liều lượng lớn giấm táo được dùng hàng ngày đã dẫn đến các khoáng chất bị tẩy khỏi xương của cô để làm đậm đặc tính axit trong máu.

Họ cũng lưu ý rằng mức axit cao có thể làm giảm sự hình thành xương mới.

Tất nhiên, lượng giấm táo trong trường hợp này nhiều hơn nhiều so với lượng mà hầu hết mọi người sẽ tiêu thụ trong một ngày,  cộng thêm việc cô đã làm điều này mỗi ngày trong nhiều năm.

Điểm then chốt: Đã có báo cáo về một trường hợp mức kali thấp và chứng loãng xương có thể là do uống quá nhiều giấm táo.

4. Mòn men răng

giam tao

Thức ăn chua và đồ uống đã được chứng minh là dễ làm tổn thương men răng (16).

Nghiên cứu rộng rãi hơn đã được thực hiện trên nước giải khát và nước trái cây, nhưng một số nghiên cứu cho thấy axit axetic trong giấm cũng có thể làm hỏng men răng.

Trong một nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, men răng khôn được nhúng trong các loại giấm khác nhau với mức độ pH dao động từ 2,7-3,95. Các loại giấm làm mất khoáng chất trong răng từ 1-20% sau bốn giờ (17).

Điều quan trọng là nghiên cứu này được thực hiện trong phòng thí nghiệm chứ không phải trong miệng, nơi mà nước bọt giúp làm tăng độ chua của axit. Tuy nhiên, có một số bằng chứng cho thấy một lượng lớn giấm có thể gây mòn răng.

Một nghiên cứu khác cũng kết luận rằng vấn đề sâu răng nghiêm trọng của một bé gái 15 tuổi là do uống một tách (237 ml) giấm táo không pha loãng mỗi ngày như là một thực phẩm giảm cân (18).

Điểm then chốt: Axit axetic trong giấm có thể làm yếu men răng, dẫn đến mất khoáng chất và sâu răng.

5. Bỏng cổ họng

giam tao la mot loai axit
Giấm táo là một loại axit

Giấm táo có khả năng gây bỏng cổ họng.

Việc xem xét các chất lỏng độc hại vô tình nuốt phải bởi trẻ em đã tìm ra axit axetic từ giấm là loại axít gây bỏng cổ họng phổ biến nhất.

Các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng giấm phải được coi là một “chất dễ ăn da” và được giữ trong hộp đựng cách xa tầm với của trẻ em (19).

Không có trường hợp chính thức nào được công bố về việc bị bỏng cổ họng do giấm táo.

Tuy nhiên, một báo cáo về trường hợp phát hiện ra rằng một viên giấm táo đã gây bỏng sau khi bị mắc kẹt trong cổ họng của người phụ nữ. Người phụ nữ nói rằng cô ấy đã phải chịu đau cổ họng và gặp khó khăn khi nuốt trong sáu tháng sau khi vụ việc xảy ra (20).

Điểm then chốt: Axit axetic trong giấm táo có thể gây bỏng cổ họng ở trẻ em. Một phụ nữ cũng đã bị bỏng cổ họng sau khi viên thuốc giấm táo bị mắc kẹt trong thực quản của cô

6. Bỏng da

Do tính axit mạnh của mình, giấm táo có thể gây bỏng khi dùng cho da.

Trong một trường hợp, một cô gái 14 tuổi đã phát hiện mũi mình bị ăn mòn sau khi thoa một vài giọt giấm táo để tẩy hai nốt ruồi, dựa trên một hướng dẫn mà cô đã nhìn thấy trên internet (21).

Ở trường hợp khác, một cậu bé 6 tuổi gặp nhiều vấn đề về sức khoẻ đã phát hiện vết bỏng loang ở chân sau khi mẹ cậu ta điều trị nhiễm trùng cho chân bằng giấm táo (22).

Ngoài ra còn có một số báo cáo về bỏng trực tiếp do dùng giấm táo trên da.

Điểm then chốt: Đã có báo cáo về các vết bỏng da xảy ra do dùng giấm táo khi điều trị xóa nốt ruồi và nhiễm khuẩn.

7. Tương tác với thuốc

giam taoMột số loại thuốc có thể tương tác với giấm táo:

Thuốc tiểu đường: Những người dùng thuốc insulin hay thuốc kích thích insulin và giấm táo có thể gặp nguy hiểm vì tương tác làm giảm lượng đường hoặc lượng kali trong máu.

  • Digoxin (Lanoxin): Thuốc này làm giảm mức kali máu. Dùng cùng với giấm táo có thể làm lượng giảm kali quá nhiều.
  • Một số thuốc lợi tiểu: Một số thuốc lợi tiểu làm cho cơ thể bài tiết kali. Để ngăn ngừa mức độ kali giảm xuống quá thấp, những loại thuốc này không nên dùng với nhiều giấm.

Điểm then chốt: Một số loại thuốc có thể tương tác với giấm táo, bao gồm insulin, digoxin và một số thuốc lợi tiểu.

Làm thế nào để dùng giấm táo một cách an toàn

Hầu hết mọi người đều có thể sử dụng một cách hợp lý lượng giấm táo bằng cách thực hiện theo các hướng dẫn chung sau:

  • Hạn chế lượng dung nạp giấm táo: Bắt đầu dùng giấm táo với một lượng nhỏ và dần dần nhiều hơn đến tối đa là 2 muỗng canh (30ml) mỗi ngày, tùy thuộc vào tình trạng cơ thể của bạn.
  • Giảm tối thiểu việc tiếp xúc răng của bạn với axit axetic: Thử pha loãng nước và uống bằng ống hút.
  • Súc miệng: Súc miệng lại bằng nước sau khi dùng giấm. Để ngăn ngừa tổn thương men răng, nên đánh răng sau 30 phút dùng giấm táo.
  • Cân nhắc tránh dùng giấm táo nếu bạn bị đau dạ dày và đường ruột: Tránh dung dịch giấm táo hoặc hạn chế hàm lượng dùng cao nhất chỉ 1 muỗng cà phê (5 ml) pha với nước hoặc nước xốt salad.
  • Chú ý dị ứng: Dị ứng với giấm táo là rất hiếm, nhưng hãy ngưng dùng ngay nếu bạn gặp phản ứng dị ứng.
  • Điểm then chốt: Để dùng giấm táo an toàn, hãy hạn chế lượng giấm táo trong bữa ăn hàng ngày, pha loãng và tránh sử dụng nếu bạn có vấn đề sức khỏe.

Thông điệp cho bạn

Giấm táo có thể mang đến một số lợi ích sức khỏe.

Tuy nhiên, để an toàn và ngăn ngừa các phản ứng phụ, điều quan trọng là cần theo dõi lượng tiêu thụ và cẩn trọng khi dùng giấm táo.

Trong khi một lượng nhỏ giấm là tốt thì việc dùng nhiều hơn không có nghĩa là tốt hơn mà thậm chí còn có thể gây hại cho sức khỏe của chính bạn.

Đọc thêm về giấm táo:

Ds. Dũng
Bắt đầu một chương trình giảm cân tùy chỉnh. Bữa Ăn Hoàn Hảo giúp bạn áp dụng những thói quen lành mạnh để bạn có thể giảm cân và duy trì nó. Chương trình của bạn được tùy chỉnh theo mục tiêu và nhu cầu thể chất của bạn. Chỉ cần làm bài đánh giá nhanh và bắt đầu ngay hôm nay. Nhấn đây để bắt đầu
Subscribe
Thông báo cho
guest

0 Góp ý
Mới nhất
Cũ nhất Được bầu nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments