Uống rượu có cả ưu lẫn nhược điểm.
Một trong những điều tồi tệ nhất xảy ra đó là bạn sẽ cảm thấy choáng váng nôn nao vào buổi sáng hôm sau.
Như bạn đã biết, cảm giác khó chịu này chính là hậu quả của việc say rượu.
Cơn chếnh choáng sẽ ập đến khi ta qua khỏi cơn say, mang theo vô vàn những triệu chứng khó chịu (1).
Bao gồm nhức đầu, mệt mỏi, khát nước, chóng mặt, buồn nôn và ăn không ngon.
Tùy từng người mà mức độ nghiêm trọng của cơn choáng váng lại khác nhau, nhưng hầu hết mọi người đều đồng ý rằng cảm giác đó rất khó chịu.
Không có gì là đáng ngạc nhiên khi có rất nhiều cách chữa trị tình trạng này, một số cách được cho là có hiệu quả cao. Không có nhiều bằng chứng chứng minh hiệu quả của các biện pháp này, và phần lớn thì chưa được nghiên cứu (2).
Mặc dù vậy, có một vài phương pháp đem lại kết quả khá khả quan.
Dưới đây là 7 cách để không bị khó chịu sau cơn say, hoặc ít nhất làm cho nó ít nghiêm trọng hơn dựa trên các bằng chứng thu thập được.
Nội Dung Chính
1. Uống có chừng mực, hoặc không uống
Mức độ nghiêm trọng của cơn choáng váng tỉ lệ thuận với lượng cồn được uống vào (3).
Vì vậy, cách tốt nhất để ngăn ngừa cơn khó chịu là uống có chừng mực (hoặc không uống).
Lượng cồn có thể gây ra tình trạng này còn tùy thuộc vào từng người.
Một số người chỉ cần 1 hoặc 2 ly, nhưng hầu hết là phải nhiều hơn thế. Khoảng 23% số người không bao giờ gặp phải tình trạng này, dù cho họ có uống bao nhiêu (4).
Uống có chừng mực không phải lúc nào cũng là một lựa chọn khả thi. Một số người thích uống rượu, và sẵn sàng uống mặc dù biết họ sẽ hối hận vào buổi sáng sau đó.
May thay, có một số cách để giảm cảm giác khó chịu sau cơn say.
Kết luận: Mức độ nghiêm trọng của cơn choáng váng có liên quan trực tiếp đến lượng cồn đã uống. Uống một cách chừng mực, hoặc không uống, là cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng nôn nao.
2. Tránh các đồ uống có chứa Congener – sản phẩm phụ rất độc hại có trong rượu
Ethanol là thành phần hoạt chất chủ yếu trong thức uống có cồn.
Khi ethanol (trong bài báo này là sản phẩm rượu) được sản xuất nhờ vào lên men, cùng lúc đó các sản phẩm phụ tên là congener cũng được hình thành (5).
Khác với ethanol, congener là các hóa chất độc hại, được tạo thành với số lượng nhỏ trong quá trình sản xuất cồn. Các hợp chất thường thấy bao gồm methanol, isopentanol và aceton (6, 7).
Đồ uống có cồn với hàm lượng cao congener có thể làm tăng tần xuất và độ nghiêm trọng của cơn chếnh choáng hơn so với đồ uống với lượng thấp.
Đồ uống có nhiều congener gồm whiskey, cognac, và tequila, đặc biệt là rượu whisky Bourbon.
Mặt khác, các loại đồ uống không màu như vodka, gin và rum, có hàm lượng congener thấp. Trên thực tế, vodka hầu như không có congener (5).
Một số nghiên cứu đã so sánh ảnh hưởng của vodka (chứa ít congener) và rượu whisky (chứa nhiều congener). Cả tần suất và độ nghiêm trọng của cơn chếnh choáng gây ra bởi rượu whisky đều cao hơn vodka (8, 9, 10).
Cũng cùng đề tài trên, hai nghiên cứu khác đã phát hiện ra methanol, một chất congener thường thấy, có liên quan mật thiết tới các triệu chứng choáng váng sau khi say (11, 12).
Kết luận: Mức độ nghiêm trọng của cơn khó chịu có thể được giảm đáng kể bằng cách uống đồ uống chứa ít congener như vodka, gin hoặc rum.
3. Uống rượu vào buổi sáng hôm sau
Điều trị cơn choáng váng bằng cách uống một loại rượu khác nghe có vẻ mâu thuẫn.
Tuy nhiên, đó là một phương pháp chữa trị nổi tiếng kiểu gậy “ông đập lưng ông” (13).
Mặc dù hiệu quả của cách này chưa được chứng minh, nhưng nó thực sự dựa trên cơ sở khoa học.
Nói một cách đơn giản, uống nhiều rượu (ethanol) được cho là có ảnh hưởng đến sự trao đổi chất của methanol, chất congener có lượng nhỏ trong một số loại đồ uống.
Sau khi uống, methanol được chuyển thành formaldehyde, một chất khá độc, đây được cho là một trong những nguyên nhân gây ra các triệu chứng khó chịu say khi say (13, 14, 15).
Tuy nhiên, uống ethanol (rượu) vào buổi sáng hôm sau có thể ức chế quá trình chuyển đổi ngăn không cho formaldehyde được hình thành (16, 17).
Methanol có thể được thải ra ngoài mà không gây hại cho cơ thể qua đường thở và nước tiểu. Đây là lý do tại sao ethanol thường được sử dụng để điều trị ngộ độc methanol (18).
Như đã nói, tiếp tục uống rượu vào buổi sáng là một phương pháp không được hoan nghênh.
Đây được xem là một kiểu uống rượu sai cách. Phương pháp giảm nhẹ một vài triệu chứng khó chịu này thực sự rất có thể khiến bạn trở thành một kẻ nghiện rượu.
Kết luận: Uống rượu vào sáng hôm sau là một phương pháp được nhiều người biết đến. Phương pháp nguy hiểm này vẫn chưa được chứng minh hiệu quả, nhưng nó dựa trên cơ sở khoa học.
4. Uống nhiều nước
Rượu là đồ uống lợi tiểu, nó khiến bạn đi tiểu nhiều hơn so với uống một lượng nước lọc tương tự (19, 20, 21).
Chính vì vậy mà rượu có thể khiến ta bị mất nước.
Mặc dù mất nước không được coi là nguyên nhân chính gây ra những cơnchếnh choáng, nhưng nó có thể làm các triệu chứng như khát, đau đầu, mệt mỏi và khô miệng càng trầm trọng hơn.
May thay, tình trạng mất nước rất dễ khắc phục. Bạn chỉ cần uống đủ nước là được.
Có một việc bạn nên làm là uống một ly nước (hoặc đồ uống không chứa cồn) xen kẽ cùng rượu và uống ít nhất một ly nước lớn trước khi đi ngủ.
Kết luận: Uống nhiều nước có thể giúp làm giảm một số triệu chứng chính của cơn khó chịu sau khi say, bao gồm khát và đau đầu.
5. Ngủ đủ giấc
Rượu có thể gây cản trở giấc ngủ của bạn.
Nó cũng có thể giảm chất lượng và thời gian của giấc ngủ bằng cách làm gián đoạn toàn bộ lịch trình giấc ngủ nếu bạn thức quá muộn (1, 22).
Mặc dù thiếu ngủ không mấy liên quan đến hầu hết các triệu chứng choáng váng sau khi say, nhưng buồn ngủ có thể khiến ta thêm phần mệt mỏi và khó chịu trong cơn chếnh choáng.
Ngủ nhiều sau khi uống rượu có thể giúp cơ thể bạn phục hồi.
Nếu bạn không thể ngủ và nghỉ ngơi vào ngày hôm sau, thì say rượu có thể không phải là một ý tưởng hay.
Kết luận: Rượu có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn có nhiều thời gian để ngủ sau một đêm tiệc tùng vui vẻ.
6. Ăn một bữa sáng thịnh soạn
Cơn chếnh choáng xảy ra đôi khi là do lượng đường trong máu thấp, hay còn gọi là hạ đường huyết (23).
Tình trạng này cũng có sẽ nghiêm trọng hơn ở những người có lượng đường huyết thấp (24, 25).
Mặc dù hạ đường huyết không phải là nguyên nhân chính gây ra tình trạng nôn nao, nhưng nó có thể góp phần gây ra một số triệu chứng, như mệt mỏi và nhức đầu (26).
Ngoài việc cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết, việc
.
Kết luận: Ăn sáng là một phương pháp nhiều người biết đến. Nó có thể giúp khôi phục lượng đường trong máu, giúp giảm thiểu một số triệu chứng khó chịu.
7. Sử dụng thực phẩm chức năng
Viêm là một cơ chế quan trọng giúp cơ thể sửa chữa các tổn thương của mô.
Nhiều triệu chứng choáng váng sau say được cho là do viêm cấp thấp (27, 28).
Trên thực tế, một số loại thuốc chống viêm đã được chứng minh là khá hiệu quả với việc điều trị tình trạng chếnh choáng (29).
Nhiều loại thực phẩm từ thực vật và thảo dược cũng có thể làm giảm chứng viêm và giúp ngăn ngừa tình trạng khó chịu này.
Các thực phẩm bổ sung có hiệu quả gồm có nhân sâm đỏ (30), gừng (31) và lê gai (32).
Lê gai là thực phẩm đáng được nhắc đến vì hiệu quả của nó. Đây là quả của cây xương rồng tên là Opuntia ficus-indica, được cho là có nguồn gốc từ Mexico.
Trong một nghiên cứu trên 55 thanh niên khỏe mạnh, dùng chiết xuất lê gai 5 giờ trước khi uống sẽ giảm được 62% nguy cơ xảy ra choáng váng sau khi say (33).
Mặc dù chiết xuất này không hoàn toàn ngăn ngừa được cơn khó chịu, nhưng đây là phương pháp có thể giảm đáng kể sự khó chịu mà bạn phải chịu đựng.