Việc nhận thức về những tác động tiêu cực tới sức khỏe của gluten đã tăng lên trong vài năm gần đây
Một cuộc khảo sát năm 2013 cho thấy rằng một phần ba dân số Mỹ đang cố gắng loại bỏ gluten ra khỏi chế độ ăn uống hằng ngày.
Dưới đây là 6 lí do vì sao gluten có hại cho một số người.
Nội Dung Chính
- 1. Bệnh Celiac ngày càng phổ biến và hầu hết người mắc bệnh vẫn chưa được phát hiện
- 2. Chứng mẫn cảm với gluten ngày càng xuất hiện nhiều hơn và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng
- 3. Gluten có thể gây ra các tác dụng có hại ngay cả ở người không mẫn cảm với gluten
- 4. Nhiều chứng rối loạn não có liên quan tới gluten và bệnh nhân nhận thấy những cải thiện đáng kể với chế độ ăn không có gluten
- 5. Gluten trong lúa mì có thể gây nghiện
- 6. Gluten có liên quan tới bệnh tự miễn
1. Bệnh Celiac ngày càng phổ biến và hầu hết người mắc bệnh vẫn chưa được phát hiện
Gluten là một hỗn hợp protein được tìm thấy trong một số loại ngũ cốc, bao gồm lúa mì, lúa mạch đen, lúa đại mạch.
Gluten bao gồm hai loại protein là gliadin và glutenin. Gliadin là loại mà mọi người có phản ứng tiêu cực.
Khi trộn bột với nước, gluten tạo thành một mạng lưới protein liên kết chéo dẻo dính, khiến bột đã được trộn trở nên đàn hồi và làm cho bánh mì nở ra khi nướng (1).
Trên thực tế, cái tên gluten được xuất phát từ những tính chất giống như keo (glue) này của nó.
Khi gluten đi vào đường tiêu hóa và tiếp xúc với các tế bào của hệ miễn dịch, chúng nhầm lẫn rằng nó là kẻ xâm phạm từ bên ngoài, giống như vi khuẩn.
Ở một số người có cơ địa mẫn cảm với gluten, điều này làm cho hệ miễn dịch bắt đầu tấn công lại nó.
Với bệnh celiac (dạng mẫn cảm nặng nhất với gluten), hệ miễn dịch tấn công protein gluten, nhưng đồng thời nó cũng tấn công enzyme trong tế bào của đường tiêu hóa được gọi là mô transglutaminase.
Do đó, việc tiếp xúc với gluten ở bệnh celiac làm cho hệ miễn dịch tấn công lại cả gluten cũng như chính thành ruột. Vì lí do này, bệnh celia được phân loại là bệnh tự miễn.
Phản ứng miễn dịch xảy ra có thể gây thoái hóa thành ruột, dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng, các vấn đề về tiêu hóa, thiếu máu, mệt mỏi, cơ thể không phát triển tốt và tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh nghiêm trọng khác.
Bệnh celiac được cho là xảy ra ở khoảng 1% dân số, nhưng nó có thể thường xảy ra hơn (khoảng 2%) ở người cao tuổi (2, 3, 4). Cũng có những nghiên cứu cho rằng tỉ lệ mắc bệnh celiac đang gia tăng nhanh chóng (5, 6).
Hãy nhớ rằng rất nhiều người mắc celiac thậm chí không có triệu chứng ở vùng bụng, làm cho việc chẩn đoán lâm sàng rất khó khăn.
Các triệu chứng có thể có biểu hiện theo nhiều cách khác nhau, như mệt mỏi hay thiếu máu… Hoặc tệ hơn là có thể có nguy cơ tử vong cao gấp đôi trong một số nghiên cứu (7, 8).
Theo một nghiên cứu, hơn 80% người mắc bệnh celiac còn không biết mình mắc bệnh (9).
Điểm then chốt: Bệnh celiac đang ảnh hưởng tới 1% dân số, nhưng tỉ lệ này ngày càng gia tăng. 80% người mắc bệnh celiac không có ý thức về nó.
2. Chứng mẫn cảm với gluten ngày càng xuất hiện nhiều hơn và có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng
Bạn không cần phải có đầy đủ tất cả các dấu hiệu phát triển rõ ràng của bệnh celiac để nhận ra mình có phản ứng với gluten.
Có một hình thức rối loạn khác là mẫn cảm với gluten (hay gọi là không dung nạp gluten) thường gặp nhiều hơn.
Mặc dù không có định nghĩa rõ ràng nào cho chứng mẫn cảm với gluten, nhưng về cơ bản nó có nghĩa là có một loại phản ứng bất lợi nào đó với gluten và các triệu chứng này được cải thiện khi dùng chế độ ăn không có gluten.
Nếu bạn có những phản ứng bất lợi với gluten, nhưng không phải là do mắc bệnh celiac thì có nghĩa là bạn mắc chứng mẫn cảm với gluten không liên quan đến bệnh celiac.
Với chứng mẫn cảm với gluten không liên quan đến bệnh celiac, không có bất kì sự tấn công nào lên mô của cơ thể. Tuy nhiên, có nhiều triệu chứng xảy ra tương tự với bệnh celiac, như đầy bụng, đau dạ dày, mệt mỏi, tiêu chảy, cũng như bị đau xương và đau khớp.
Thật không may là vì không có cách cụ thể nào để chẩn đoán chứng mẫn cảm với gluten cho nên không thể tìm ra số liệu đáng tin cậy về mức độ phổ biến của nó.
Có hai nguồn thông tin cho thấy khoảng từ 6-8% người có thể bị mẫn cảm với gluten, dựa trên kháng thể gliadin được tìm thấy trong máu (10, 11).
Tuy nhiên một bác sĩ chuyên khoa dạ dày và ruột tìm thấy khoảng 11% người có kháng thể chống lại gluten trong máu của họ và khoảng 29% người có kháng thể chống lại nó trong mẫu phân (12).
Khoảng 40% người mang gen HLA-DQ2 và HLA-DQ8, làm cho họ trở nên mẫn cảm với gluten (13).
Vì không có khái niệm rõ ràng về chứng mẫn cảm với gluten, mà cũng không có cách nào tốt để chẩn đoán nó, nên cách duy nhất để biết là tạm thời loại bỏ gluten khỏi chế độ ăn uống, sau đó xem xét lại các triệu chứng để có cách ăn uống phù hợp.
Điểm then chốt: Chứng mẫn cảm với gluten thường gặp nhiều hơn bệnh celiac, và nó cũng dẫn đến nhiều tác động bất lợi. Tuy nhiên không có cách cụ thể nào để chẩn đoán chứng này.
3. Gluten có thể gây ra các tác dụng có hại ngay cả ở người không mẫn cảm với gluten
Cũng có những nghiên cứu cho rằng những cá nhân không mắc bệnh celiac cũng không bị mẫn cảm với gluten đều có phản ứng bất lợi với gluten.
Ở một nghiên cứu trong số đó, 34 cá nhân mắc hội chứng ruột kích thích được phân ngẫu nhiên vào hai nhóm dùng chế độ ăn chứa gluten hoặc không có gluten.
Nhóm ăn chế độ chứa gluten bị đau bụng, đầy hơi, phân không giống nhau và bị mệt mỏi so với nhóm khác (14).
Ngoài ra cũng có những nghiên cứu cho rằng gluten có thể gây ra viêm ruột và thoái hóa đường ruột (15, 16).
Gluten cũng có thể có những ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng làm rào cản của ruột, cho phép các chất không mong muốn “rò rỉ” vào qua đường máu (17, 18, 19, 20).
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu, sự “rò rỉ” này chỉ xảy ra ở bệnh nhân mắc celiac (21).
Hội chứng ruột kích thích (IBS) liên quan đến các vấn đề tiêu hóa khác nhau với một nguyên nhân không rõ ràng, ảnh hưởng tới khoảng 14% dân số nước Mỹ. Theo các nghiên cứu trên, một số trường hợp mắc IBS có thể trở nên trầm trọng hơn bởi gluten (22, 23, 24).
Mặc dù điều này cần được nghiên cứu nhiều hơn, nhưng có vẻ rất rõ ràng rằng có nhiều bệnh nhân celiac phản ứng bất lợi với gluten (25, 26, 27).
Điểm then chốt: Một số nghiên cứu cho thấy rằng các những người (đặc biệt là bệnh nhân mắc IBS) không được chẩn đoán mắc chứng mẫn cảm với gluten vẫn có thể có phản ứng bất lợi với gluten.
4. Nhiều chứng rối loạn não có liên quan tới gluten và bệnh nhân nhận thấy những cải thiện đáng kể với chế độ ăn không có gluten
Mặc dù gluten chủ yếu hoạt động và ảnh hưởng tới ruột, nó cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới não.
Nhiều trường hợp bệnh thần kinh có thể gây ra và trầm trọng hơn bởi việc tiêu thụ gluten. Đây được gọi là bệnh mẫn cảm gluten thần kinh tự phát.
Trong một nghiên cứu về bệnh nhân bị bệnh về thần kinh không rõ nguyên nhân, 30 trong số 53 bệnh nhân (57%) có kháng thể chống lại gluten trong máu (28).
Các rối loạn thần kinh chính được cho là ít nhất một phần được gây ra bởi gluten là chứng thiếu máu não, một bệnh nghiêm trọng của não mà không liên quan đến sự phối hợp cân bằng, vận động, vấn đề giao tiếp, v.v.
Hiện nay người ta cho rằng nhiều trường hợp mắc chứng mất ngủ liên quan trực tiếp đến việc tiêu thụ gluten. Đây được gọi là mất điều hòa gluten và liên quan đến những tổn thương ở tiểu não, một phần quan trọng của bộ não để kiểm soát cơ thể (29).
Nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ thống kê khá mạnh mẽ giữa việc tiêu thụ gluten, sự mẫn cảm với gluten và chứng mất ngủ ở tiểu não (30, 31). Cũng có một thử nghiệm đối chứng cho thấy những bệnh nhân mất ngủ được cải thiện đáng kể nhờ chế độ ăn không chứa gluten (32).
Có một số chứng rối loạn não khác cũng cho kết quả tốt với chế độ ăn không có gluten:
- Bệnh tâm thần phân liệt: Một nhóm các bệnh nhân tâm thần phân liệt đã có những cải thiện lớn bằng cách loại bỏ gluten ra khỏi bữa ăn (33, 34, 35).
- Tự kỉ: Một số nghiên cứu cho thấy những người tự kỷ có những tiến triển tốt nhờ chế độ ăn không chứa gluten (36, 37).
- Động kinh: Có nhiều báo cáo về bệnh nhân động kinh được cải thiện đáng kể khi loại bỏ gluten (38, 39, 40).
Nếu bạn có bất cứ vấn đề gì về thần kinh và bác sĩ của bạn không biết chút gì về nguyên nhân gây ra chúng, thì bạn nên cân nhắc loại bỏ gluten ra khỏi chế độ ăn uống.
Điểm then chốt: Một số rối loạn của não cho kết quả tích cực khi kết hợp với chế độ ăn uống không gluten, gồm chứng tự kỷ, tâm thần phân liệt, và một dạng động kinh hiếm gặp.
5. Gluten trong lúa mì có thể gây nghiện
Có nhiều người tin rằng ăn lúa mì có thể gây nghiện.
Việc thèm những thứ như bánh mì hay bánh rán đến bất thường là rất phổ biến.
Mặc dù điều này vẫn còn lâu mới được khẳng định, có một số nghiên cứu cho thấy gluten có tính chất gây nghiện.
Khi gluten bị phân rã trong ống nghiệm, các peptide được hình thành có thể kích hoạt thụ thể opioid (41).
Các peptide (protein nhỏ) được gọi là gluten exorphin.
Exorphin = peptide không được hình thành trong cơ thể, việc đó có thể kích hoạt thụ thể opioid trong não.
Vì gluten có thể làm tăng tính thẩm thấu trong ruột (ít nhất là ở các bệnh nhân celiac), nên một số người cho rằng exophin có thể tìm đường đi vào máu, sau đó đến não và gây nghiện.
Gluten exorphin được tìm thấy trong máu của các bệnh nhân celiac.
Cũng có một số bằng chứng từ các nghiên cứu trên động vật rằng những peptide giống như opioid có nguồn gốc từ gluten sẽ đi vào trong não (42, 43, 44).
Trong số những vòng luẩn quẩn nghiện thực phẩm thì lúa mì được biết đến là một trong số những thực phẩm gây nghiện nhất (ngay sau đường).
Tuy rằng việc này không nói lên điều gì hết, nhưng cũng là cái mà chúng ta cần ghi nhớ.
Điểm then chốt: Nhiều người cho rằng họ có cảm giác thèm lúa mì kinh khủng và có một số bằng chứng về gluten có tác dụng giống như opioid. Tuy nhiên điều này chắc chắn không chứng minh được, và hầu hết đều là suy đoán vào thời điểm này.
6. Gluten có liên quan tới bệnh tự miễn
Bệnh tự miễn là do hệ miễn dịch tấn công lại những thứ tự nhiên trong cơ thể.
Có rất nhiều loại bệnh tự miễn gây ảnh hưởng đến các hệ thống cơ quan khác nhau.
Tất cả các loại bệnh tự miễn này ảnh hưởng tới khoảng 3% dân số (45, 46).
Bệnh Celiac là một trong những loại bệnh tự miễn và bệnh nhân celiac có nguy cơ gia tăng việc mắc các chứng tự miễn dịch cũng cao (47).
Nhiều nghiên cứu đã tìm ra mối liên hệ thống kê mạnh mẽ giữa bệnh celiac và các bệnh tự miễn khác, bao gồm viêm tuyến giáp Hashimoto, tiểu đường tuýp 1, chứng đa xơ cứng và nhiều bệnh khác (48, 49, 50).
Thêm vào đó, bệnh Celiac có liên quan đến hàng loạt căn bệnh nghiêm trọng khác, và rất nhiều trong số đó không liên quan tới vấn đề tiêu hóa.