Top 11 Quan Niệm Sai Lầm Đáng Tiếc Về Nguồn Dinh Dưỡng

0
quan diem sai lam ve dinh duong
Các quan điểm sai lầm về các nguồn dinh dưỡng

Có rất nhiều thông tin sai lệch liên quan đến nguồn dinh dưỡng chính.

Trong bài viết này, tôi đã liệt kê các quan điểm sai lầm này, nhưng thật đáng tiếc nó chỉ như muối bỏ bể mà thôi.

Dưới đây là top 11 quan niệm sai lầm nghiêm trọng về các nguồn dinh dưỡng chính.

1. Trứng Không Lành Mạnh

Các chuyên gia dinh dưỡng đã tiến hành nghiên cứu và chứng minh rằng trứng là một thực phẩm rất lành mạnh.

Một minh chứng điển hình khiến trứng trở thành thực phẩm không lành mạnh là do trong trứng có chứa hàm lượng cholesterol lớn, do đó nó được coi là thực phẩm làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

Nhưng gần đây, các nhà khoa học đã chứng minh rằng, lượng cholesterol trong chế độ ăn uống không thực sự làm tăng nồng độ cholesterol trong máu. Và thực tế cho thấy, trứng tăng chủ yếu là cholesterol “tốt” không liên quan đến nguy cơ của bệnh tim mạch.

Và những gì mà chúng ta đang vứt bỏ đó chính là thực phẩm lành mạnh bổ dưỡng nhất trên hành tinh. Trứng có tất cả các loại chất dinh dưỡng, và chất chống oxy hóa độc nhất bảo vệ đôi mắt của chúng ta.

Mặc dù trứng là thực phẩm có hàm lượng chất béo cao, nhưng các chuyên gia dinh dưỡng đã chứng mình, ăn trứng vào bữa sáng có thể giúp giảm cân đáng kể so với bánh mỳ.

Tóm lại, trứng là thực phẩm bổ đưỡng nhất hành tinh, không gây bệnh tim. Ăn trứng vào bữa sáng có thể giúp bạn giảm cân hiệu quả.

2. Chất Béo Bão Hòa Không Tốt Cho Bạn

chat beo bao hoaMột vài thập kỷ trước người ta cho rằng, việc ăn quá nhiều chất béo, đặc biệt là chất béo bão hòa chính là nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch.

Vào năm 2010, một tờ báo lớn đã công bố kết quả của 21 công trình nghiên cứu dịch tễ tiềm năng trên 347.747 đối tượng. Và kết quả cho thấy rằng, không hề có mối liên quan nào giữa chất béo bão hòa và các bệnh tim mạch.

Ý tưởng cho rằng các chất béo bão hòa làm tăng nguy cơ các bệnh tim mạch là một giả thuyết chưa được chứng minh, và bằng cách nào đó nó đã trở thành một nhận thức không mấy khôn ngoan.

Ăn chất béo bão hòa sẽ làm tăng lượng HDL (cholesterol tốt) trong máu, giảm cholesterol LDL xấu. Do đó nó hoàn toàn lành tính, không độc hại.

Chất béo bão hòa có nhiều trong thịt, dầu dừa, phô mai, bơ…vv, và bạn không cần lo sợ khi sử dụng các loại thực phẩm này.

Tóm lại: Các nghiên cứu mới nhất đã chứng minh rằng, chất béo bão hòa không gây ra bệnh tim. Các thực phẩm tự nhiên có nhiều chất béo bão hòa rất tốt cho sức khỏe của bạn.

3. Mọi Người Có Nên Ăn Ngũ Cốc?

ngu coc
Có nên ăn ngũ cốc không?

Ý tưởng cho rằng con người nên hạn chế ăn ngũ cốc, nhưng điều đó lại không hề có ý nghĩa đối với cá nhân tôi.

Cuộc cách mạng nông nghiệp đã xảy ra trong suốt lịch sử tiến hóa của loài người, nhưng các gen của chúng không thay đổi nhiều lắm.

Ngũ cốc có hàm lượng chất dinh dưỡng ít hơn các loại rau củ quả. Chúng cũng rất giàu axit phytic, axit này sẽ bám vào các khoáng chất thiết yếu trong ruột và ngăn ngừa chúng khỏi bị hấp thụ.

Các loại ngũ cốc phổ biến nhất trong chế độ ăn uống phương Tây ngay nay là lúa mỳ. Lúa mỳ có thể gây ra một loạt các vấn đề sức khỏe nghiệm trọng từ nhỏ đến lớn. Lúa mỳ hiện đại có chứa một lượng lớn protein gọi là gluten, mà nhiều bằng chứng chứng minh rằng phần lớn dân số nhạy cảm với lúa mỳ.

Việc tiêu thụ gluten có thể gây hại niêm mạc ruột, gây đau nhức, chướng bụng đầy hơi, mệt mỏi. Gluten cũng đã được chứng minh liên quan tới bệnh tâm thần phân liệt và thất điều tiểu não (thoái hóa não), đây đều là hai bệnh vô cùng nghiêm trọng của não.

Tóm lại: Ngũ cốc có tương đối ít chất dinh dưỡng, và ngũ cốc có thể ăn, nhưng không nên tiêu thụ các loại ngũ cốc có gluten, vì gluten có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe.

4. Ăn Nhiều Protein Không Tốt Cho Xương Và Thận Của Bạn

thuc pham giau protein
Thực phẩm giàu protein

Gần đây, một chế độ ăn giàu protein đã được tuyên bố là nguyên nhân dẫn đến chứng loãng xương và bệnh thận.

Đúng là ăn protein làm tăng bài tiết canxi từ xương trong ngắn hạn, nhưng các nghiên cứu dài hạn được thực hiện lại cho các tác dụng ngược lại.

Về lâu dài, protein có một liên kết mạnh mẽ với sức khỏe của xương, giúp cải thiện chất lượng xương và giảm nguy cơ gãy xương.

Ngoài ra, không có nghiên cứu nào cho thấy viêc tiêu thụ nhiều protein liên quan đến bệnh thận ở những người khỏe mạnh.

Mà thực tế cho thấy, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh suy thận là bệnh tiểu đường và bệnh huyết áp cao. Và một chế độ giàu protein sẽ cải thiện được cả hai nguyên nhân trên.

Do vậy bạn nên duy trì một chế độ ăn giàu protein, điều này sẽ giúp bạn chống lại bệnh loãng xương và suy thận.

Tóm lại: Một chế độ dinh dưỡng giàu protein sẽ giúp cải thiện hiệu quả sức khỏe của xương, giảm nguy cơ gãy xương, đồng thời làm giảm huyết áp, cải thiện các triệu chứng của bệnh tiểu đường, từ đó giảm nguy cơ suy thận.

5. Các Thực Phẩm Ít Chất Béo Tốt Cho Bạn

san pham it chat beo
Sản phẩm ít chất béo

Bạn có biết mùi vị của thức ăn thông thường như thế nào khi tất cả chất béo được lấy ra khỏi nó?

Tất nhiên, nó có mùi giống mùi bìa caton và không ai muốn ăn nó.

Các nhà sản xuất thực phẩm đều biết điều này, do đó họ đã cho các chất khác vào để thay thế cho các chất béo. Thông thường các chất này là chất làm ngọt như đường, xiro ngô, hoặc các chất làm ngọt nhân tạo như aspartame.

Chúng ta vẫn sử dụng đường thường xuyên, nhưng tại đây tôi muốn chỉ ra rằng các chất làm ngọt nhân tạo không có kalo. Có nhiều bằng chứng chứng minh rằng, chúng không hề tốt hơn đường.

Trong thực tế, có rất nhiều công trình nghiên cứu chỉ ra các bệnh như béo phì, hội, hội chứng chuyển hóa, tiểu đường, bệnh tim, sinh non và trầm cảm đều có liên quan đến loại thực phẩm này.

Trong các sản phẩm ít chất béo, chất béo tự nhiên lành mạnh đang được thay thế bằng những chất cực kỳ độc hại.

Tóm lại: các loại thực phẩm ít chất béo thường chứa nhiều đường, xi-rô ngô hay chất làm ngọt nhân tạo. Chúng rất không lành mạnh.

6. Bạn Nên Ăn Nhiều Bữa Nhỏ Trong Ngày

chia nho bua an
Ăn quá nhiều bữa/ngày có tốt không?

Ý tưởng cho rằng ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày để duy trì “quá trình trao đổi chất tối ưu nhất” là một giả thuyết vô căn cứ.

Đúng là ăn uống hợp lý sẽ tăng quá trình trao đổi chất trong khi tiêu hóa bữa ăn, nhưng đó là tổng lượng thức ăn xác định năng lượng được sử dụng, chứ không phải số lượng bữa ăn.

Vấn đề này đã được đưa vào thử nghiệm và bác bỏ nhiều lần. Các nghiên cứu vào hai nhóm đối tượng, cùng một lượng thức ăn, một nhóm ăn thành nhiều bữa, một nhóm ăn ít bữa hơn đã cho thấy sự khác biệt rõ rệt giữa hai nhóm.

Một số nghiên cứu trên các nam giới béo phì cũng cho thấy, những người ăn 6 bữa/ngày thường có ít cảm xúc hơn những người ăn 3 bữa.

Hơn nữa ăn quá thường xuyên sẽ gây hại đối với sức khỏe của nhiều người, vì cơ thể lúc nào cũng ở trạng thái ăn.

Khi cơ thể không ăn thường xuyên, chúng sẽ có thời gian tự động làm sạch các chất thải ra khỏi tế bào của cơ thể. Như vậy không ăn quá thường xuyên rất tốt cho sức khỏe của bạn.

Một số nghiên cứu cũng cho thấy có nguy cơ mắc bệnh ung thư ruột kết (nguyên nhân phổ biến nhất gây tử vong do ung thư) gia tăng hơn 90% đối với trường hợp ăn 4 bữa/ngày.

Tóm lại: Không có bằng chứng chứng minh rằng, ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày tốt hơn ăn các bữa lớn và ít bữa trong ngày. Thời gian tách giữa các bữa ăn rất tốt cho cơ thể bạn. Nếu tần xuất ăn quá liên tục, bạn có thể có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư ruột kết.

7. Carb Là Nguồn Kalo Lớn Nhất

carbQuan điểm chủ đạo là mọi người nên duy trì một chế độ ăn ít chất béo, tinh bột chiếm khoảng 50-60% tổng số calo.

Chế độ ăn này chứa nhiều ngũ cốc, đường, ít thức phẩm béo như thịt và trứng.

Chế độ ăn này có thể phù hợp với một số người, đặc biệt là những người gầy. Nhưng đối với những người bị béo phì, có hội chứng chuyển hóa, tiểu đường, lượng carbohydrate này lại hết sức nguy hiểm.

Chế độ ăn giàu carb đã được cá nhà khoa nghiên cứu rộng rãi. Chế độ ăn carb cao đã được so sánh với chế độ ăn carb thấp, chất béo cao trong nhiều thử nghiệm ngẫu nhiên có kiểm soát.

Kết quả luôn nghiêng về chế độ ăn carb thấp và chế độ ăn giàu chất béo.

Tóm lại: Chế độ ăn ít chất béo, carb cao đã được chứng minh không tốt như những gì được nhận thức trước đó. Nó không tốt bằng chế độ carb thấp, nhiều chất béo hơn.

8. Omega-6 Cao và Dầu Thực Vật Tốt Cho Bạn

dau thuc vat cong nghiepChất béo không bão hòa đa được coi là lành mạnh vì một số nghiên cứu cho thấy chúng làm giảm nguy cơ bệnh tim.

Nhưng có rất nhiều loại chất béo không bão hòa đa và không phải chất béo nào cũng có công dụng giống nhau.

Có hai loại axit béo Omega-3 và axit béo omega-6.

Omega-3 là chất chống viêm và giảm nguy cơ của nhiều bệnh liên quan đến viêm nhiễm. Cơ thể con người thực sự cần phải tỷ lệ phù hợp giữa Omega-6 và Omega-3. Nếu tỷ lệ Omega-6 quá cao sẽ gây ra vấn đề.

Cho đến nay, nguồn Omega-6 lớn nhất có trong các loại dầu thực vật như giàu đậu nành, dầu cải, dầu hướng dương…vv. Vì vậy, Omega-6 mà con người thường nạp vào cơ thể là chất không tự nhiên.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, các omega-6 không tự nhiên này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Để bổ sung omega-3, bạn nên xem xét bổ sung dầu gan cá, nhưng tránh các loại dầu thực vật công nghiệp.

Tóm lại: Con người cần bổ sung chất béo Omega-6 và Omega-3 trong một tỷ lệ nhất định. Nếu ăn quá nhiều Omega-6 từ các loại dầu thực vật công nghiệp sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

9. Chế Độ Ăn Low Carb Rất Nguy Hiểm

Cá nhân tôi tin rằng chế độ ăn Low-carb thấp có thể khắc phục được nhiều vấn đề sức khỏe phổ biến ở các nước phương tây.

Các chế độ ăn ít chất béo trên toàn thế giới không hiệu quả chống lại những căn bệnh này.

Mỗi thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên về chế độ ăn low-carb cho thấy rằng họ:

  1. Mỡ trong cơ thể giảm nhiều hơn hơn chế độ ăn ít chất béo hạn chế calo, mặc dù những người ăn theo chế độ low-carb được phép ăn nhiều như họ muốn.
  2. Hạ huyết áp đáng kể.
  3. Lượng đường trong máu thấp hơn và các triệu chứng của bệnh tiểu đường được cải thiện nhiều hơn chế độ ăn ít chất béo.
  4. Tăng cholesterol HDL (tốt) nhiều hơn.
  5. Mỡ máu thấp hơn nhiều so với chế độ ăn ít chất béo.
  6. Thay đổi cholesterol LDL (xấu) từ nhỏ, dày đặc (rất xấu) để thành LDL lớn –dạng lành tính.
  7. Chế độ ăn low- carb dễ áp dụng, có thể vì chế độ ăn này không yêu cầu hạn chế kalo.

Tóm lại: chế độ ăn Low-carb là cách giảm cân nhanh và hiệu quả nhất, đồng thời ngăn ngừa được bệnh chuyển hóa. Điều này đã được khoa học chứng mình.

10. Đường Không Lành Mạnh Vì Nó Chứa Kalo Rỗng

duong co tot khongNgười ta cho rằng, đường không tốt cho bạn vì nó chứa kalo rỗng.

Đó là sự thật, đường có rất nhiều kalo rỗng, nhưng lại không có chất dinh dưỡng thiết yếu. Nhưng điều đó không nói lên điều gì cả.

Đường có chứa hàm lượng cao đường fructose, ảnh hưởng quá trình trao đổi chất khiến tăng chất béo nhanh chóng và mắc bệnh chuyển hóa.

Fructose được chuyển hóa ở gan và biến thành chất béo, sau đó được tiết vào máu như các hạt VLDL. Điều này dẫn đến tăng nồng độ triglycerides (một loại chất béo trong máu) và cholesterol.

Nó cũng gây ra sự đề kháng với các hóoc môn insulin và leptin, nhân tố dẫn đến bệnh béo phì, hội chứng chuyển hóa và bệnh tiểu đường.

Tóm lại: Đường chứa nhiều kalo rỗng, tàn phá quá trình trao đổi chất trong cơ thể chúng ta, làm tăng cân và dẫn đến nhiều bệnh tật nghiêm trọng.

11. Thực Phẩm Giàu Chất Béo Sẽ Khiến Bạn Béo 

Mọi người thường cho rằng ăn chất béo sẽ khiến bạn béo.

Mặc dù chất béo có nhiều calo hơn carbohydrate hoặc protein, nhưng một chế độ ăn nhiều chất béo sẽ không làm cho bạn béo. Điều này phụ thuộc vào hoàn cảnh và phụ thuộc vào mỗi người.

Thực tế cũng cho thấy, một chế độ ăn có nhiều chất béo (ít carb), sẽ giúp cơ thể tiêu hao chất béo nhiều hơn so với chế độ ăn ít chất béo.

Qua bài viết này, tôi hi vọng bạn sẽ biết cách lựa chọn những thực phẩm lành mạnh nhất, và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe nhất cho cả gia đình bạn.

Bắt đầu một chương trình giảm cân tùy chỉnh. Bữa Ăn Hoàn Hảo giúp bạn áp dụng những thói quen lành mạnh để bạn có thể giảm cân và duy trì nó. Chương trình của bạn được tùy chỉnh theo mục tiêu và nhu cầu thể chất của bạn. Chỉ cần làm bài đánh giá nhanh và bắt đầu ngay hôm nay. Nhấn đây để bắt đầu
Subscribe
Thông báo cho
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments