Phytosterol  – Chất Dinh Dưỡng “Tốt Cho Tim” Có Thể Gây Hại Cho Sức Khỏe

0
phytosterol giup ha cholesterol
Phytosterol có công dụng hạ cholesterol

Có rất nhiều chất dinh dưỡng được cho là tốt cho tim.

Trong số đó, phytosterol là chất được biết đến nhiều nhất. Nó thường được thêm vào bơ thực vật và các sản phẩm sữa.

Tác dụng hạ cholesterol của chất này đã được nhiều người công nhận.

Tuy nhiên, khi nhìn dưới góc độ khoa học, chúng ta lại phát hiện một số vấn đề nghiêm trọng.

Phytosterol là gì?

Phytosterol, hay sterol thực vật, là một nhóm các phân tử có cấu trúc hóa học giống cholesterol.

Chúng được tìm thấy trong màng tế bào thực vật. Tại đây các chất này đóng vai trò quan trọng như cholesterol trong cơ thể người.

Phytosterol phổ biến nhất trong chế độ ăn uống của con người là campesterol, sitosterol và stigmasterol. Ngoài ra còn có các phân tử gọi là stanol thực vật cũng tương tự như vậy.

Biểu đồ này cho thấy sự khác biệt giữa cholesterol và campesterol.

cong thuc hoa hoc cua cholesterol va campesterol
Cấu trúc hóa học của cholesterol và campesterol

Dù chúng ta đã tiến hóa để có thể dùng được cả hai loại sterol, cơ thể con người chắc chắn vẫn ưu tiên cholesterol hơn (1).

Con người thực ra có hai enzyme được gọi là sterolin, được thiết kế để điều khiển loại sterol nào được đi vào cơ thể từ ruột. Chỉ có một lượng nhỏ phytosterol có thể xâm nhập vào, trong khi đó khoảng 55% lượng cholesterol luôn được đi vào (2).

Kết luận: Phytosterol là chất có trong thực vật đóng vai trò tương tự như cholesterol trong động vật. Chúng  có cấu trúc phân tử giống nhau, nhưng được chuyển hóa khác nhau.

Dầu và bơ thực vật chứa rất nhiều phytosterol

dau thuc vat chua nhieu phytosterol
Hàm lượng phytosterol trong chế độ ăn hiện đại chủ yếu đến từ việc tiêu thụ nhiều dầu thực vật

Nhiều loại thực phẩm thực vật lành mạnh chứa một lượng phytosterol đáng kể.

Qua nhiều thế kỷ, chất này đã trở thành là một phần trong chế độ ăn uống của con người vì chúng có trong quả hạch, hạt, hoa quả, rau và cây họ đậu.

Nhiều người cho rằng những người săn bắn hái lượm thời kỳ đồ đá đã tiêu thụ một lượng lớn phytosterol, vì họ ăn rất nhiều thực vật (3).

Nhưng nếu đem so sánh với chế độ ăn thời hiện đại, điều này không hoàn toàn đúng.

Dầu thực vật thực sự chứa rất nhiều phytosterol. Bởi vì những loại dầu này được thêm vào nhiều loại thực phẩm chế biến, nên tổng lượng hấp thụ phytosterol của con người hiện này có lẽ là lớn hơn bao giờ hết (4).

Các loại ngũ cốc cũng chứa một lượng nhỏ phytosterol và có thể trở thành nguồn cung cấp phytosterol chính cho những người ăn nhiều ngũ cốc (5).

Phytosterol cũng được thêm vào một số thực phẩm chế biến khác, đặc biệt là bơ thực vật, và rồi chất này được quảng cáo là có thể “giảm lượng cholesterol” và giúp ngăn ngừa bệnh tim.

Kết luận: Hàm lượng phytosterol trong chế độ ăn uống hiện này là lớn hơn bao giờ hết, chủ yếu đến từ việc tiêu thụ nhiều dầu thực vật.

Phytosterol có thể làm giảm tổng lượng cholesterol và cholesterol LDL, nhưng liệu điều này có thực sự quan trọng?

phytosterol chua chac da co loi cho benh tim
Phytosterol chưa chắc đã giúp ngăn ngừa bệnh tim

Một thực tế đã được ghi nhận đó là phytosterol có thể làm giảm mức cholesterol.

Ăn 2-3 gram phytosterol mỗi ngày trong 3-4 tuần có thể làm giảm khoảng 10% lượng cholesterol LDL  (6, 7)

Chúng đặc biệt hiệu quả đối với những người có lượng cholesterol cao, dù họ có dùng thuốc hạ cholesterol statin hay không (6, 8)

Người ta cho rằng các chất này phát huy hiệu quả bằng cách giành lấy các enzyme của cholesterol trong ruột, từ đó ngăn không cho cholesterol được hấp thụ (1).

Tuy nhiên, bạn nên nhớ rằng hàm lượng cholesterol chỉ là một yếu tố nguy cơ của bệnh tim.

Một chất có tác động tích cực đến yếu tố nguy cơ gây bệnh không có nghĩa là nó có thể ngăn ngừa được căn bệnh đó.

Kết luận: Phytosterol có thể làm giảm mức cholesterol LDL xuống khoảng 10% bằng cách giảm sự hấp thu cholesterol trong ruột. Tuy nhiên, mức cholesterol chỉ là một yếu tố nguy cơ chứ không phải là căn bệnh thực sự.

Phytosterol có thể làm tăng nguy cơ đau tim

Nhiều người cho rằng phytosterol có thể ngăn ngừa các cơn đau tim, bởi vì chúng làm giảm cholesterol.

Tuy nhiên, vẫn chưa có một nghiên cứu nào thực sự chứng minh được phytosterol có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim, đột quỵ hoặc tử vong.

Trên thực tế, nhiều nghiên cứu đãchứng minh điều ngược lại, đó là chất này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

phytosterol co the gay benh tim
Thực tế thì chất này có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim

Nhiều nghiên cứu quan sát ở người đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc hấp thụ nhiều phytosterol với gia tăng nguy cơ bệnh tim mạch (9, 10, 11).

Ngoài ra, trong số những bệnh nhân mắc bệnh tim trong nghiên cứu sống sót Scandinavian simvastatin, những người có nhiều phytosterol trong máu là những người có nguy cơ bị đau tim nhiều nhất (12).

Trong một nghiên cứu khác trên nam giới mắc bệnh tim, nhóm nhỏ những người đàn ông có nguy cơ bị đau tim cao nhất sẽ có nguy cơ tăng lên gấp 3 lần nếu họ có nồng độ phytosterol trong máu cao (13).

Cũng có những nghiên cứu ở loài chuột nhắt và chuột gặm nhấm cho thấy phytosterol làm tăng mảng bám tích tụ trong động mạch, gây đột quỵ và rút ngắn tuổi thọ (14, 15).

Dù nhiều cơ quan y tế như Hiệp hội Tim mạch Mỹ vẫn khuyến cáo dùng phytosterol để cải thiện sức khỏe tim mạch, nhưng những tổ chức khác lại phản đối.

Ví dụ như Ủy ban Dược phẩm  Đức, Cơ quan Tiêu chuẩn Thực phẩm Pháp (ANSES) và Viện Y tế và Chăm sóc Y tế Quốc gia (NICE) của Vương quốc Anh đều khuyến cáo không nên dùng phytosterol để ngăn ngừa bệnh tim (1, 16).

Ngoài ra còn có một tình trạng di truyền hiếm hoi gọi là phytosterolemia hoặc sitosterolemia, là khi người bệnh hấp thụ một lượng lớn phytosterol vào trong máu.

Những người này có nguy cơ bệnh tim và các vấn đề về gan rất nghiêm trọng.

Kết luận: Dù phytosterol làm giảm lượng cholesterol, nhưng nhiều nghiên cứu trên cả động vật và người đều cho thấy chất này có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Phytosterol có thể chống lại ung thư

phytosterol co nhieu trong dau thuc vatCũng có một số bằng chứng cho thấy phytosterol có thể làm giảm nguy cơ ung thư.

Các nghiên cứu trên người cho thấy những người ăn nhiều phytosterol có nguy cơ mắc ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư vú và buồng trứng thấp hơn (17, 18, 19, 20).

Ngoài ra, một số nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng phytosterol có thể có khả năng chống ung thư, giúp làm chậm sự phát triển và lan rộng của các khối u (21, 22, 23, 24).

Tuy nhiên, các nghiên cứu duy nhất trên người ủng hộ kết luận này đều là nghiên cứu quan sát. Những loại nghiên cứu này chỉ mang tình gợi ý, chứ không thể cung cấp bằng chứng xác thực.

Thực phẩm thực vật rất lành mạnh, nhưng phytosterol bổ sung lại là một thảm họa

Trong suốt nhiều thế kỷ, phytosterol đã trở thành một phần của chế độ ăn uống của con người vì nó là chất có trong rau củ, trái cây, cây họ đậu và các thực phẩm thực vật khác.

Tuy nhiên, chế độ ăn uống hiện đại ngày nay lại chứa hàm lượng caophytosterol phi tự nhiên, chủ yếu từ dầu thực vật tinh chế và thực phẩm được tăng cường phytosterol.

Ăn nhiều phytosterol được cho là tốt cho hệ tim mạch, nhưng các bằng chứng lại cho thấy chất này gây ra bệnh chứ không phải là ngăn ngừa.

Dù hấp thụ phytosterol tự nhiên từ thực vật tươi là rất tốt, nhưng tốt hơn hết là bạn vẫn nên tránh dùng các chất bổ sung và thực phẩm được tăng cường phytosterol.

Bắt đầu một chương trình giảm cân tùy chỉnh. Bữa Ăn Hoàn Hảo giúp bạn áp dụng những thói quen lành mạnh để bạn có thể giảm cân và duy trì nó. Chương trình của bạn được tùy chỉnh theo mục tiêu và nhu cầu thể chất của bạn. Chỉ cần làm bài đánh giá nhanh và bắt đầu ngay hôm nay. Nhấn đây để bắt đầu
Subscribe
Thông báo cho
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments