Cam Thảo: Giá Trị Dinh Dưỡng Và Lợi Ích Sức Khỏe

0

Cam thảo là một loại gia vị được làm từ gốc khô của một loài cây bụi thuộc loại họ đậu.

Loại cam thảo được dùng phổ biến nhất là cam thảo Tây Ban Nha hoặc Ý (Cam thảo Âu) có nguồn gốc từ châu Á và vùng Địa Trung Hải.

Nó đã được dùng như một loại thảo dược truyền thống ở châu Á và châu Âu từ lâu đời.

Cam thảo được dùng rộng rãi để làm hương vị kẹo, que súc miệng cam thảo, kẹo cao su, thuốc lá nhai, thuốc ho hỗn hợp, kem đánh răng, nước uống như là nước ngọt và bia.

Nó cũng được dùng như một thành phần trong trà cam thảo và trà thảo mộc hỗn hợp.

Một trong những thành phần chính của cam thảo là glycyrrhizin, một loại chất rất ngọt, được cho là ngọt hơn nhiều so với đường ăn thông thường.

Cùng với các chất hoạt tính sinh học khác có trong cam thảo, glycyrrhizin cũng có các ảnh hưởng đặc trưng đến sức khỏe, cả tốt lẫn xấu.

Đây là rễ cây cam thảo (bên trái):

cac dang cam thao

Nội Dung Chính

Thành phần dinh dưỡng

Rễ cam thảo khô chủ yếu bao gồm cacbon hydrat, khoáng chất, và các hợp chất thực vật sinh học.

Theo trọng lượng khô, cacbon hydrat chủ yếu ở dạng tinh bột (30%), trong khi phần còn lại là đường, gồm glucose, fructose và sucrose (1).

Rễ cam thảo bao gồm cả chất xơ không tan và hòa tan. Chiết xuất cam thảo chỉ có chất xơ hòa tan, có tác dụng nhuận tràng nhẹ khi dùng với hàm lượng lớn.

Bánh kẹo cam thảo

Chiết xuất cam thảo thường được dùng làm hương liệu trong bánh kẹo cam thảo, chúng đặc biệt phổ biến ở Bắc Âu.

Trên thực tế, kẹo là một trong những nguồn thực phẩm chính từ cam thảo.

Nó chỉ có trong loại cam thảo đen. Các loại bánh kẹo có cùng kết cấu đôi khi cũng được xem là cam thảo.

Giống như các loại bánh kẹo khác, kẹo cam thảo có chứa nhiều đường phụ gia, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe khi ăn với lượng lớn.

Các thành phần thường được thêm vào bao gồm mật đường, tinh dầu hồi, muối lạnh amoni clorua (trong loại cam thảo mặn), và chất kết dính, chẳng hạn như tinh bột, gelatin, hoặc keo từ cây keo.

Cam thảo mặn có chứa lượng lớn amoni clorua (salmiak), rất dược ưa chuộng ở Bắc Âu.

Kết luận: Cam thảo thường được tiêu thụ dưới dạng kẹo, có hàm lượng lớn đường phụ gia.

Các hợp chất thực vật khác

cam thao chua cac hop chat thuc vat
Các hợp chất thực vật trong cam thảo bao gồm glycyrrhizin, liquiritin, liquiritigenin, và glabridin

Cam thảo chứa nhiều chất hoạt tính sinh học, bao gồm chất chống oxy hóa polyphenol và saponin.

Dưới đây là những hợp chất chính:

  • Glycyrrhizin: Còn được gọi là axit glycyrrhizic, glycyrrhizin là hợp chất thực vật dồi dào nhất trong rễ cây cam thảo (2-3%) và trong chiết xuất cam thảo (​​10-25%). Nó chịu trách nhiệm cho nhiều lợi ích sức khỏe (1, 2, 3).
  • Liquiritin: Chất chống oxy hóa góp phần tạo nên màu vàng cho rễ cam thảo (2).
  • Liquiritigenin: Một trong những chất chống oxy hóa chính có trong cam thảo. Nó là một phytoestrogen, là một chất giống với hoóc-môn giới tính nữ, estrogen. Nó có nhiều lợi ích cho sức khỏe (4).
  • Glabridin: Một loại chất chống oxy hóa và phytoestrogen có nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe (5, 6).

Kết luận: Cam thảo chứa một số hợp chất thực vật sinh học chịu trách nhiệm về các ảnh hưởng đối với sức khỏe. Chúng bao gồm glycyrrhizin, liquiritin, liquiritigenin, và glabridin.

Lợi ích sức khỏe của cam thảo

cam thao giup ngan ngua loet da day va giam can
Cam thảo có thể phòng ngừa loét dạ dày và giảm cân

Cam thảo đã có một bề dày lịch sử trong việc làm thảo dược trong y học cổ truyền. Nó đã được dùng để điều trị nhiều loại bệnh (7).

Do chứa nhiều hợp chất thực vật sinh học, nó có thể tác động đến cơ thể bằng nhiều cách.

Phòng ngừa loét dạ dày

Loét dạ dày, còn gọi là viêm dạ dày, có đặc điểm là xuất hiện vết thương ở thành dạ dày.

Các triệu chứng chính bao gồm đau bụng, buồn nôn, và ăn mất ngon.

Trong trường hợp xấu nhất, thành dạ dày có thể bị thủng, đây là một tình trạng nghiêm trọng cần sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất.

Chiết xuất rễ cây cam thảo đã được dùng trong điều trị loét dạ dày tá tràng từ lâu đời (7).

Glycyrrhizin, một trong những hợp chất hoạt tính sinh học chính trong cam thảo, được cho là chịu trách nhiệm về các tác dụng bảo vệ này.

Trên thực tế, carbenoxolone, dạng glycyrrhizin tổng hợp, đã được dùng làm thuốc chống loét dạ dày (2, 8, 9).

Đã có các kết quả hỗn hợp từ những nghiên cứu về tác động của cam thảo đối với loét dạ dày. Một số đã chỉ ra rằng cam thảo có tác dụng bảo vệ (10), trong khi một số khác thì không (11).

Tuy nhiên, có nhiều bằng chứng thuyết phục rằng cam thảo có thể mang lại lợi ích, ít nhất trong một số trường hợp.

Tác dụng chống vi khuẩn của cam thảo là nguyên nhân cho những lợi ích này. Glabridin, một trong những hợp chất có trong cam thảo, có thể ức chế sự phát triển của Helicobacter pylori, một trong những nguyên nhân chính gây loét dạ dày tá tràng (12).

Kết luận: Cam thảo có lợi trong việc điều trị loét dạ dày.

Giảm cân

Bệnh béo phì là một tình trạng nghiêm trọng với đặc trăng là tích tụ quá nhiều chất béo trong cơ thể.

Nghiên cứu trên động vật chỉ ra rằng flavonoid trong cam thảo (dầu cam thảo flavonoid) có thể gây ức chế sự tích tụ chất béo và tăng cân (13, 14, 15).

Những hiệu quả tương tự đã xảy ra trên con người.

Một thử nghiệm kiểm soát ngẫu nhiên ở 84 đàn ông và phụ nữ thừa cân, họ thừa nhận rằng dùng 300-900 mg dầu flavonoid cam thảo mỗi ngày trong 8 tuần giúp làm giảm mỡ cơ thể đáng kể so với dùng giả dược (16).

Một thử nghiệm nhỏ khác ở 15 người đàn ông và phụ nữ khỏe mạnh cũng có kết quả tương tự. Dùng 3.5 gam chiết xuất cam thảo mỗi ngày trong 2 tháng làm giảm đáng kể mỡ cơ thể. Tuy nhiên, nghiên cứu này thất bại khi bao gồm cả nhóm đối chứng (17).

Những tác động này dường như được gây ra bởi glycyrrhizin, nhưng cơ chế lại không rõ ràng.

Tóm lại, nhiều bằng chứng cho thấy việc ăn cam thảo (hoặc dầu flavonoid cam thảo) có thể giúp ngăn ngừa và điều trị chứng béo phì.

Lưu ý rằng điều này không áp dụng cho kẹo cam thảo chứa nhiều đường phụ gia.

Kết luận: Chiết xuất cam thảo hoặc dầu flavonoid cam thảo giúp thúc đẩy việc giảm cân.

Tác dụng phụ của cam thảo và mối quan tâm cá nhân

Ăn nhiều cam thảo có thể gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng, như huyết áp cao, kali thấp, phù nề (sưng) và nhức đầu.

cam thao co the gay mot so tac dung phu nghiem trong
Tiêu thụ nhiều cam thảo có thể làm tăng huyết áp, giảm lượng kali trong cơ thể, sinh non. Một số sản phẩm còn chứa đường phụ gia

Tuy nhiên, độ nhạy cảm với cam thảo khác nhau tùy người.

Một số người chỉ cần liều lượng nhỏ, trong khi những người khác cần tiêu thụ một lượng lớn mới có thể gây ra tác dụng phụ.

Với đa số người, dùng một lượng nhỏ thì không gây hại.

Tăng huyết áp

Cao huyết áp là một tình trạng bất lợi, đặc trưng bởi huyết áp cao bất thường làm tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ.

Đây là một trong những tác dụng phụ được biết đến nhiều nhất khi tiêu thụ cam thảo.

Glycyrrhizin, hợp chất hoạt tính sinh học chính trong cam thảo, được cho là nguyên nhân gây ra vấn đề này (18).

Một nghiên cứu trên 30 người đàn ông khỏe mạnh và phụ nữ cho thấy rằng ăn 100 gram cam thảo mỗi ngày trong 4 tuần làm tăng huyết áp đáng kể (19).

Thậm chí 50 gram cam thảo mỗi ngày trong 2 tuần cũng có thể làm tăng huyết áp ở một số người (20).

Các phản ứng này liên quan đến liều lượng và tùy vào từng cá nhân. Ở một số người, huyết áp có thể tăng lên khi chỉ dùng một lượng nhỏ, trong khi ở những người khác lại cần một lượng lớn hơn.

Kết luận: Tăng huyết áp là một tác dụng phụ thường gặp khi dùng cam thảo ở một số người.

Giảm lượng kali

Chứng hạ kali huyết, một tình trạng đặc trưng bởi mức kali thấp trong máu, là một tác dụng phụ thường gặp của việc tiêu thụ cam thảo quá mức.

Giống như tăng huyết áp, nguyên nhân là do glycyrrhizin (21).

Các triệu chứng chính của hạ kali huyết nguyên trọng bao gồm yếu cơ, nhịp tim bất thường và chuột rút cơ. Nó cũng là một yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh tim (22).

Dùng 100-200 gram kẹo cam thảo mỗi ngày trong 4 tuần là đủ để gây hạ kali huyết ở một số người (19, 23).

Tuy nhiên tác dụng này có thể bị đảo ngược, và mức kali sẽ trở lại bình thường sau vài tuần khi ngưng việc tiêu thụ.

Kết luận: Theo thời gian, việc tiêu thụ cam thảo quá mức có thể làm giảm lượng kali trong máu, gây suy nhược cơ và co thắt cơ.

Sinh non

Sinh con khi thai ít hơn 37 tuần tuổi được định nghĩa là sinh non.

Trẻ sinh non có nguy cơ cao gặp các điều kiện sức khỏe bất lợi và có thể gây chậm phát triển.

Theo một số nghiên cứu quan sát, tiêu thụ cam thảo có ảnh hưởng mật thiết đến việc sinh non (24, 25).

Tuy nhiên cần có thêm nhiều nghiên cứu để khẳng định những điều này.

Mặc dù bằng chứng còn hạn chế, nhưng phụ nữ mang thai nên hạn chế mức tiêu thụ cam thảo của họ.

Kết luận: Trong thời kỳ mang thai, dùng cam thảo nhiều có thể gây sinh non, nhưng không có nhiều bằng chứng cho điều này.

Đường phụ gia

Nhiều sản phẩm từ cam thảo, chẳng hạn như kẹo, chứa nhiều đường phụ gia.

Thường xuyên tiêu thụ thực phẩm có lượng đường cao sẽ làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về sức khỏe như béo phì, tiểu đường và bệnh tim.

Do đó, nên giới hạn việc dùng kẹo cam thảo.

Kết luận: Kẹo cam thảo thường chứa hàm lượng đường cao. Ngoài ra, nó còn thúc đẩy sự tăng cân, tiểu đường, và bệnh tim.

Tóm lược

Cam thảo là một loại gia vị thường được dùng để tạo hương vị cho kẹo.

Nó có rất nhiều hợp chất thực vật độc đáo với nhiều lợi ích sức khỏe.

Về mặt tích cực, nó giúp ngăn ngừa loét dạ dày và tăng cân, nhưng nó cũng có một số tác dụng phụ, bao gồm chứng tăng huyết áp.

Vì lý do này nên tránh dùng cam thảo quá mức.

Bắt đầu một chương trình giảm cân tùy chỉnh. Bữa Ăn Hoàn Hảo giúp bạn áp dụng những thói quen lành mạnh để bạn có thể giảm cân và duy trì nó. Chương trình của bạn được tùy chỉnh theo mục tiêu và nhu cầu thể chất của bạn. Chỉ cần làm bài đánh giá nhanh và bắt đầu ngay hôm nay. Nhấn đây để bắt đầu
Subscribe
Thông báo cho
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments