15 Phương Thuốc Chữa Viêm Họng Cực Kì Hiệu Quả

0

Viêm họng mang lại cảm giác rất khó chịu

Triệu chứng chính của viêm họng bao gồm đau và kích ứng ở cổ họng, đặc biệt là khi nuốt.

Đau họng xảy ra như là một phần của phản ứng miễn dịch trong cơ thể đối với nhiễm trùng do virus hoặc vi khuẩn gây ra.

Những phảm ứng này kiến cho màng nhầy trong cổ họng bị viêm và sưng.

May thay, có một số cách điều trị từ thiên nhiên có thể giúp giảm viêm và sưng, bao gồm một số biện pháp đã được khoa học chứng minh.

Dưới đây là 15 biện pháp tự nhiên giúp điều trị viêm họng.

1. Rễ cây thục quỳ

Từ thời trung cổ, cây thục quỳ đã được sử dụng để điều trị viêm họng và các bệnh khác.

Rễ thục quỳ chứa một chất giống như keo được gọi là chất nhầy, bao quanh và bôi trơn cổ họng khi ta nuốt.

Thuốc ngậm viêm họng chứa rễ thục quỳ đã được thử nghiệm trên động vật cho thấy hiệu quả và không độc hại, ngay cả ở liều lượng rất cao (1).

Dưới đây là công thức nước rễ thục quỳ để xoa dịu cơm đau họng:

Nước rễ thục quỳ

Nguyên liệu:

  • Nước lạnh.
  • 1 ounce (28 gram) rễ thục quỳ.

Cách làm:

  1. Đổ đầy nước lạnh vào lọ 1 lít.
  2. Cho rễ thục quỳ vào 1 miếng vải mỏng rồi buộc lại thành bó.
  3. Thả bó thục quỳ vào lọ cho đến khi ngập nước.
  4. Đặt phần buộc dây của bó lên miệng lọ rồi vặn nắp lại.
  5. Để ngâm qua đêm, hoặc trong ít nhất tám giờ, và sau đó bỏ bó thục quỳ ra.
  6. Đổ một lượng nước ngâm tùy ý ra ly. Nếu muốn có thể cho thêm chất làm ngọt.

Bạn có thể uống loại nước này thay nước lọc để làm giảm cơm đau họng.

Kết luận: Từ thời cổ đại người ta đã dùng thục quỳ để điều trị viêm họng. Rễ thục quỳ chứa một chất keo được gọi là chất nhầy, giúp bao phủ và làm dịu cổ họng.

2.

la xo thom kho
Cây xô thơm và cúc dại thực sự có hiệu quả điều trị viêm họng

Cây xô thơm không chỉ được dùng làm nguyên liệu nấu ăn mà nó còn có một số tác dụng chữa bệnh.

Cây xô thơm có nguồn gốc từ Địa Trung Hải và hiện được trồng khắp nơi trên thế giới.

Nó đã được sử dụng để điều trị nhiều tình trạng viêm, và các nghiên cứu đối chứng cho thấy xô thơm có thể giúp giảm viêm họng (2, 3, 4).

Trong một nghiên cứu, thuốc xịt làm từ xô thơm và cúc dại thực sự có hiệu quả làm giảm đau họng hơn so với dùng lidocaine chlorhexidine và cũng không gây ra phản ứng phụ tiêu cực (4).

Cúc dại là một loại thảo mộc khác được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền. Nó đã được chứng mình là có thể chống lại vi khuẩn và giảm viêm (5).

Dưới đây là công thức thuốc xịt họng từ xô thơm và cúc dại bạn có thể làm tại nhà:

Thuốc xịt họng từ xô thơm và cúc dại

Nguyên liệu:

  • 1 muỗng cà phê xô thơm.
  • 1 muỗng cà phê cúc dại.
  • 1/2 chén nước.

Cách làm:

  1. Đun sôi nước.
  2. Cho xô thơm và cúc dại vào lọ nhỏ và sau đó đổ đầy nước sôi.
  3. Để ngâm trong 30 phút.
  4. Lọc lấy nước rồi sau đó pha hỗ hợp với 1/2 ly rượu (bỏ qua rượu nếu bạn là người nghiện rượu hoặc muốn tránh dùng rượu vì bất kỳ lý do nào).
  5. Cho hỗn hợp vào bình xịt nhỏ và phun vào cổ họng hai giờ một lần hoặc khi cần.

Kết luận: Thuốc xịt họng xô thơm và cúc dại đã được chứng minh có hiệu quả giảm đau họng như thuốc xịt kháng khuẩn.

3. Giấm táo

Giấm táo là một loại thuốc bổ tự nhiên cho sức khoẻ được sử dụng trong các phương pháp chữa bệnh dân gian qua nhiều thế kỷ. Thành phần hoạt tính chính của giấm táo là axit axetic, giúp chống lại vi khuẩn.

Bác sĩ Hippocrates người Hy Lạp cổ đại, được biết đến như là cha đẻ của ngành y, thậm chí đã chỉ định cho bệnh nhân dùng kết hợp giấm táo và mật ong – hay còn gọi là oxymel – để điều trị các triệu chứng của bệnh cúm như ho và đau họng (6).

Để giảm đau họng, hãy uống 1 ly nước ấm pha với 1 muỗng canh giấm táo, nếu thích bạn có thể thêm một thìa mật ong.

Kết luận: Giấm táo có đặc tính kháng khuẩn và có thể giúp giảm đau họng khi dùng kết hợp với một lượng nhỏ nước ấm.

4. Nước muối súc miệng

nuoc muoi suc mieng
Nước muối vừa đơn giản vừa hiệu quả

Súc miệng với nước muối là một phương thuốc tự nhiên ai cũng biết để chữa trị đau họng.

Muối giúp làm giảm sưng bằng cách kéo nước ra khỏi mô trong cổ họng. Muối cũng có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại trong cổ họng.

Pha 1 ly nước ấm với 1 muỗng cà phê muối rồi khuấy đều. Súc miệng với hỗn hợp này trong 30 giây, mỗi giờ một lần.

Kết luận: Súc mỗi giờ một lần với nước muối ấm sẽ giúp làm giảm sưng và có thể giảm bớt sự khó chịu trong cổ họng.

5. Mật ong

Mật ong là một chất làm ngọt thơm ngon thường được sử dụng kết hợp với các thành phần tự nhiên khác để làm dịu viêm họng.

Ngoài việc giúp chống lại nhiễm trùng và giảm đau, mật ong còn làm cho các phương thuốc có hương vị dễ chịu hơn.

Mật ong đem lại hiệu quả đặc biệt khi kết hợp với nước ấm, giấm táo hoặc thảo mộc.

Tuy nhiên, trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong bởi vì ruột của các bé vẫn chưa có lợi khuẩn để chống lại các vi trùng như bào tử ngộ độc có thể có trong mật ong.

Ngoài ra, những người không ăn đường hoặc theo chế độ ăn ít cacbon hydrate có thể sẽ muốn lựa chọn phương pháp khác, bởi vì mật ong là một dạng đường chứa 17g cacbon hydrate trong mỗi 15ml.

Kết luận: Mật ong có thể giúp giảm đau họng, đặc biệt là khi kết hợp với giấm hoặc thảo mộc trong nước ấm.

6. Rễ cam thảo

cam thao
Cam thảo đã được dùng từ lâu đời

Cam thảo là thực vật có nguồn gốc ở châu Âu và Nam Á.

Điều thú vị là nó đã được sử dụng trong y học cổ truyền để điều trị nhiều chứng rối loạn.

Cam thảo có các đặc tính tương tự như aspirin có thể giúp làm giảm cơn đau họng.

Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào về khả năng giảm triệu chứng đau họng do bệnh gây ra của cam thảo.

Nhưng các nghiên cứu trên những người vừa trải qua đại phẫu cho thấy cam thảo làm giảm đáng kể đau họng do ngừng thở bằng ống thở (7, 8).

Một nghiên cứu cho thấy súc miệng với nước cam thảo trước khi phẫu thuật giảm 50% nguy cơ bị đau họng, so với súc miệng với nước đường (8).

Trà cam thảo được bán tại các cửa hàng tạp hoá hoặc từ các cửa hàng bán lẻ online.

Bạn cũng có thể tự chế nước cam thảo để súc miệng hoặc uống. Pha rễ cam thảo nghiền với nước nóng, để trong năm phút sau đó lọc lấy nước uống.

Kết luận: Rễ cam thảo có tính chất tương tự như aspirin, có thể dùng làm nước súc miệng hoặc trà giúp làm dịu cổ họng.

7. Nước chanh

Nước chanh là một loại nước giải khát có thể giúp giảm đau họng do cảm lạnh hoặc cúm.

Trong chanh có vitamin C và chất chống oxy hoá. Nó còn thúc đẩy sản xuất nước bọt, giúp giữ độ ẩm cho màng nhầy.

Kết hợp chanh với nước ấm và mật ong hoặc nước muối là cách tốt nhất để tận dụng triệt để lợi ích của chanh.

Kết luận: Nước chanh có chứa vitamin C và các hợp chất có thể làm dịu cơn đau họng và hỗ trợ chữa bệnh.

8. Trà gừng

tra gung de lam
Trà gừng dễ làm

Gừng là gia vị có tính kháng khuẩn và chống viêm hỗ trợ giảm đau cổ họng.

Một nghiên cứu đã phát hiện rằng bôi chiết xuất gừng vào cổ họng những người bị nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn đã giúp tiêu diệt một số vi khuẩn gây bệnh (9).

Trà gừng có thể được bán ở hầu hết các chợ hoặc các của hàng bán lẻ trực tuyến. Bạn cũng có thể tự pha trà gừng từ gừng tươi.

Trà gừng

Nguyên liệu:

  • Gừng tươi.
  • 1 lít nước.
  • 1 muỗng canh (15 ml) mật ong hoặc chất làm ngọt tùy chọn.
  • Một vắt nước chanh.

Cách làm:

  1. Gọt vỏ gừng rồi đem nạo vào chén nhỏ.
  2. Đun sôi nước trong nồi sau đó nhấc ra khỏi bếp.
  3. Cho 1 muỗng canh (15 ml) gừng nạo vào nồi và đậy nắp.
  4. Để trong 10 phút.
  5. Thêm chất làm ngọt và nước chanh, sau đó khuấy đều.

Nếu muốn bạn có thể làm nóng lại trà, hoặc uống lạnh.

Kết luận: Trà gừng có thể giúp chống lại nhiễm trùng, giảm viêm và giảm đau họng.

9. Dầu dừa

dau dua dang ran
Trị viêm họng là một trong vô vàn lợi ích của dầu dừa

Dầu dừa là một loại thực phẩm đa dụng mang nhiều lợi ích sức khoẻ.

Nghiên cứu trên động vật cho thấy dầu dừa có thể giúp chống lại nhiễm trùng, giảm viêm và giảm đau (10, 11).

Dầu dừa cũng rất dịu vì nó giúp bôi trơn các màng nhầy trong cổ họng.

Dưới đây là một vài cách bạn có thể thử:

  • Thêm một muỗng dầu dừa vào trà hoặc ca cao nóng.
  • Thêm một muỗng dầu dừa vào xúp.
  • Hay chỉ đơn giản là cho một muỗng vào miệng và để cho nó tan chảy xuống cổ họng.

Tốt nhất là chỉ nên dùng khoảng 2 muỗng canh (30ml) dầu dừa mỗi ngày vì liều cao hơn có thể đem lại tác dụng nhuận tràng. Nếu bạn chưa bao giờ dùng thử dầu dừa, hãy bắt đầu uống 1 muỗng cà phê (5 ml) mỗi lần dùng để giảm thiểu các phản ứng phụ có thể xảy ra.

Kết luận: Dầu dừa làm cho cổ họng dễ chịu, có tác dụng chống viêm và có thể giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng. Dùng tối đa 2 muỗng canh (30 ml) dầu dừa mỗi ngày hoặc pha cùng đồ uống nóng.

10. Quế

Quế là một loại gia vị thơm ngon rất giàu chất chống oxy hoá và mang lại lợi ích kháng khuẩn (12).

Đây là phương pháptruyền thống chữa cảm lạnh và cúm, và được sử dụng trong y học Trung Quốc để giảm đau họng.

Trà quế với nhiều chủng loại được bán ở hầu hết các cửa hàng tạp hóa. Bạn cũng có thể bỏ quế vào trà thảo dược hoặc trà đen.

Một đồ uống khác mà bạn có thể tự mình làm đó là sữa hạnh nhân quế, có tác dụng làm dịu cổ họng rất tốt.

Sữa hạnh nhân quế

Nguyên liệu:

  • 1 ly sữa hạnh nhân.
  • 1/2 muỗng cà phê (2,5 ml) bột quế.
  • 1/8 muỗng cà phê (0,6 ml) baking soda.
  • 1 muỗng canh (15 ml) mật ong hoặc chất làm ngọt tùy chọn.

Cách làm:

  1. Trộn lẫn quế và baking soda sau đó cho vào nồi.
  2. Thêm sữa hạnh nhân vào nồi rồi khuấy đều.
  3. Đun hỗn hợp cho đến khi sôi lăn tăn thì bắc ra khỏi bếp.
  4. Cho thêm chất làm ngọt.

Kết luận: Quế có thể ngăn ngừa đau họng và nhiễm trùng do cảm lạnh hoặc cúm. Nó có thể được dùng như trà hoặc thêm vào các loại đồ uống ấm khác để giảm bớt khó chịu cho cổ họng.

11. Uống nhiều nước

nuoc luon la bai thuoc than ki
Nước luôn là bài thuốc thần kì

Khi bị đau họng, điều cuối cùng bạn muốn làm có thể là uống thật nhiều nước.

Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là phải giữ ẩm cho màng nhầy của cổ họng, như vậy cổ họng mới có thể phục hồi.

Dù việc nuốt sẽ rất đau, uống nhiều nước hoặc các chất lỏng khác sẽ làm cho cổ họng của bạn cảm thấy đỡ hơn.

Uống trà, thuốc nước, nước hoặc đồ uống khác ở bất kỳ nhiệt độ nào cũng mang đến cảm giác dễ chịu hơn rất nhiều.

Kết luận: Bổ sung đầy đủ chất lỏng giúp cho cổ họng giữ được độ ẩm từ đó sẽ nhanh chóng hồi phục hơn.

12. Xúp gà

Xúp gà là phương thuốc chữa cảm lạnh và đau họng được nhiều người sử dụng. Nó cũng là một món dễ ăn giúp bạn bổ sung lượng nước khi bị ốm.

Bạn cũng có thể cho thêm tỏi vào xúp, vì tỏi chứa các hợp chất sinh học có lợi cho những người bị ốm (13).

Bạn có thể mua xúp gà đóng hộp và tích trữ cho những lúc cần thiết.

Hoặc bạn cũng có thể tự nấu xúp gà tại nhà.

Kết luận: Xúp gà là một món dễ ăn có thể giúp làm dịu cơn đau họng. Thêm tỏigiúp cho món ăn thêm phần bổ dưỡng.

13. Trà bạc hà

tra bac ha co vi ngot tu nhien
Trà bạc hà có vị ngọt tự nhiên

Trà bạc hà chứa các hợp chất chống viêm và rất dịu nhẹ cho cổ họng. Bạc hà cũng khiến cổ họng có cảm giác tê, từ đó làm giảm đau (12).

Trà bạc hà được bày bán ở rất nhiều nơi.

Bạn cũng có thể tự pha trà bạc hà bằng cách ngâm lá bạc hà với nước sôi trong ba đến năm phút, sau đó lọc lấy nước uống.

Trà bạc hà không có caffein và có vị ngọt tự nhiên nên cũng không cần thêm nhiều chất tạo ngọt.

Kết luận: Trà bạc hà vừa có hương vị thơm ngon vừa giúp làm giảm cảm giác khó chịu và đau họng.

14. Trà hoa cúc

tra hoa cuc
Trà hoa cúc không chứa caffeine

Từ thời trung cổ, hoa cúc đã được sử dụng để chữa bệnh.

Hoa cúc được sử dụng nhiều nhất ở dạng trà.

Trà hoa cúc giúp cải thiện giấc ngủ sâu, một điều rất quan trọng trong việc phục hồi.

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng hoa cúc có thể giúp chống lại nhiễm trùng và giảm đau (14).

Trà hoa cúc được bán rộng rãi tại các cửa hàng tạp hóa. Nó có hương thơm dễ chịu, nhẹ nhàng. Giống như các loại thảo mộc khác, hoa cúc không chứa caffein.

Kết luận: Trà hoa cúc giúp ngủ sâu, tăng cường phục hồi, giúp chống lại nhiễm trùng và làm dịu cơn đau họng.

15. Viên ngậm thảo mộc trị đau họng

Trà, thuốc nước và các loại đồ uống khác làm dịu và cung cấp độ ẩm, nhưng sử dụng viên ngậm đau họng cũng có tác dụng không kém.

Viên ngậm thảo dược được bán ở rất nhiều nơi. Bạn cũng tự làm những viên ngậm đau họng từ một số loại thảo mộc được nhắc đến ở trên.

Một loại thảo mộc khác bạn có thể sử dụng để làm viên ngậm là cây du chứa chất nhầy giúp bao phủ và làm dịu cổ họng, tương tự như rễ cây thục quỳ.

Bạn nên chế thuốc ngậm trước để sẵn sàng phòng trường hợp bị đau họng.

Kết luận: Mua hoặc tự làm viên ngận đau họng trước để có sự chuẩn bị tốt nhất nếu bị viêm họng.

Một số loại thuốc có tác dụng khác

Có một số loại thuốc có thể giúp giảm đau họng, một số trong đó được bán rộng rãi ở các cửa hàng bao gồm:

  • NSAIDs (Nonsteroidal anti-inflammatory drugs): Các loại thuốc kháng viêm không chứa steroid giúp giảm viêm và đau họng mà không gây khó chịu cho dạ dày. Hai loại thuốc phổ biến nhất là ibuprofen và aspirin (15, 16).
  • Thuốc xịt họng: thuốc xịt họng cam thảo và các thuốc xịt gây tê khác đã được khẳng định là có hiệu quả làm giảm đau họng (4, 17).
  • Viên ngậm: Viên ngậm đau họng có chứa cam thảo hoặc các loại thuốc gây tê khác có thể giúp làm dịu cơn đau họng (18, 19).

Kết luận: Có một số loại thuốc có thể giúp giảm đau họng, bao gồm NSAIDs, thuốc xịt họng và viên ngậm.

Những điều cần ghi nhớ

Dù bạn có khỏe mạnh đến đâu thì đôi lúc bạn cũng có thể bị viêm họng.

Rất may là có nhiều cách để làm dịu đau họng và hỗ trợ hồi phục.

Tuy nhiên, nếu cơn đau họng kéo dài nhiều ngày hay gây đau đớn hơn bình thường thì bạn nên đi gặp bác sĩ

Mức độ đau nghiêm trọng hoặc dai dẳng có thể là do nhiễm trùng, viêm amiđan hoặc các bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng khác cần phải được điều trị y tế.

Đọc thêm:

15 loại thực phẩm nên dùng khi bị ốm

Bắt đầu một chương trình giảm cân tùy chỉnh. Bữa Ăn Hoàn Hảo giúp bạn áp dụng những thói quen lành mạnh để bạn có thể giảm cân và duy trì nó. Chương trình của bạn được tùy chỉnh theo mục tiêu và nhu cầu thể chất của bạn. Chỉ cần làm bài đánh giá nhanh và bắt đầu ngay hôm nay. Nhấn đây để bắt đầu
Subscribe
Thông báo cho
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments