13 Thông Tin Dinh Dưỡng Sai Lệch Khiến Con Người Mắc Bệnh và Tăng Cân

1

Lĩnh vực dinh dưỡng lúc nào cũng đầy những thứ vô bổ.

Những ví dụ tệ nhất sẽ được liệt kê ở dưới đây, nhưng không may là chúng chỉ là phần đỉnh của tảng băng trôi mà thôi.

Dưới đây là top 13 điều dối trá về dinh dưỡng gây ra nhiều căn bệnh và chứng béo phì hàng đầu thế giới

Chào bạn, có 3 bước cần thiết để giảm cân và hầu hết phụ nữ đều bỏ qua ít nhất một trong số đó. Làm bài trắc nghiệm sau đây để xem bạn đã bỏ lỡ điều gì nhé.

nhieu thong tin dinh duong khong dung khien nguoi dung hoang mang
Có những thông tin dinh dưỡng được coi là chính thống nhưng lại hoàn toàn sai

1. Trứng không tốt cho sức khỏe

Trứng cực kỳ giàu dưỡng chất đến nỗi chúng còn được gọi là “vitamin tổng hợp từ thiên nhiên.”

Các chất dinh dưỡng có trong trứng đủ để biến một đơn bào thành một chú gà con.

Tuy nhiên, trước đây trứng được cho là xấu xa bởi vì chúng chứa một lượng cholesterol cực lớn được coi là làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim.

Nhưng sự thật là dù có hàm lượng cholesterol cao, nhưng trứng không thực sự làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu. Trên thực tế, trứng còn chủ yếu nâng cao hàm lượng cholesterol tốt (1, 2, 3, 4).

Dù có rất nhiều cảnh báo về việc ăn trứng trong vài thập kỉ qua, các nghiên cứu cho thấy rằng trứng KHÔNG liên quan tới bệnh tim (5, 6, 7).

Dù thế nào thì trứng vẫn là một nguồn thức ăn tuyệt vời cho con người. Chúng chứa nhiều protein, các loại chất béo tốt, vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa đặc biệt giúp bảo vệ mắt (8, 9).

Chúng cũng là nguồn Choline dồi dào, đây một dưỡng chất rất quan trọng cho bộ não và khoảng 90% dân số không hấp thu đủ chất này (10, 11).

Dù là nguồn thực phẩm “giàu chất béo” nhưng ăn trứng vào bữa sáng được chứng minh là giúp giảm cân đáng kể so với việc ăn sáng bằng bánh mì nướng (12, 13).

Tóm tắt: Trứng là một trong những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng nhất và không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ăn trứng vào bữa sáng có thể giúp giảm cân.

2. Calo nào cũng như nhau

Người ta thường nói rằng điều duy nhất thiết yếu cho quá trình giảm cân là “lượng calo vào, lượng calo ra.”

nhieu nguoi cho rang calo nao cung nhu nhau
Vấn đề nằm ở chỗ calo thuộc loại thực phẩm nào

Sự thật là lượng calo đương nhiên là quan trọng, nhưng loại thực phẩm chúng ta ăn cũng quan trọng không kém.

Đó là vì những loại thực phẩm khác nhau sẽ đi qua những con đường trao đổi chất khác nhau để vào cơ thể (14).

Ngoài ra loại thực phẩm chúng ta ăn có thể ảnh hưởng trực tiếp tới các hoóc-môn điều chỉnh khi nào và chúng ta ăn bao nhiêu, cũng như lượng calo được đốt cháy.

Dưới đây là hai ví dụ về việc vì sao calo nào cũng NHƯ NHAU:

  • Protein: Ăn protein có thể làm tăng tốc độ trao đổi chất và giảm thèm ăn khi so với cùng lượng calo từ chất béo và carb. Nó có thể tăng khối lượng cơ bắp, nơi phụ trách đốt cháy calo (15, 16).
  • Fructose với glucose: Fructose kích thích sự thèm ăn khi so với cùng lượng calo từ glucose (17, 18).

Dù calo khá quan trọng nhưng nói rằng chúng toàn quyền quyết định cân nặng (hoặc cho những vấn đề của sức khỏe) là hoàn toàn sai.

Tóm tắt: Tất cả các loại calo đều không được tạo ra như nhau. Các loại thực phẩm khác nhau sẽ đi qua nhiều đường trao đổi chất khác nhau và có tác động đến việc đói bụng, hoóc-môn và sức khỏe

3. Chất béo bão hòa là không lành mạnh

chat beo bao hoa bi cho la xau
Thực tế chất béo bão hòa lại mang lại nhiều lợi ích sức khỏe

Trong nhiều thập kỷ, người ta tin rằng việc ăn các loại chất béo bão hòa có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Trên thực tế, ý nghĩ này là nền tảng của việc đưa ra các khuyến cáo dinh dưỡng chính thống.

Tuy nhiên, các nghiên cứu được công bố trong nhiều thập kỉ qua chứng minh chất béo bão hòa hoàn toàn vô hại.

Một nghiên cứu lớn được diễn ra năm 2010 đã xem xét dữ liệu từ tổng số 21 nghiên cứu gồm 347,747 cá nhân tham gia. Họ không tìm thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ chất béo bão hòa và nguy cơ mắc bệnh tim (19).

Rất nhiều nghiên cứu khác cũng khẳng định những phát hiện trên… rằng chất béo bão hòa không hề có liên quan gì với việc mắc bệnh tim. “Cuộc chiến” về chất béo dựa trên những giả thuyết chưa được chứng minh bằng cách nào đó trở nên được phổ biến rộng rãi (20, 21).

Sự thật là chất béo bão hòa làm tăng lượng HDL (cholesterol “tốt”). Nó cũng làm thay đổi cholesterol HDL từ dạng nhỏ, đặc (rất, rất xấu) sang dạng lớn, lành tính (22, 23, 24, 25, 26).

Điều đó có nghĩa là không có lí do gì chúng ta lại sợ bơ, thịt hay dầu dừa… những thực phẩm này hoàn toàn có lợi cho sức khỏe.

Tóm tắt: Các nghiên cứu mới cho thấy rằng các chất béo bão hòa không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Nó làm tăng lượng cholesterol tốt và thay đổi lượng cholesterol “xấu” thành một loại lành tính hơn

4. Ăn nhiều protein có hại cho sức khỏe

Rất nhiều người cho rằng ăn nhiều protein có thể hủy hoại hệ xương.

protein co nhieu loi ich
Protein thực ra lại giúp giảm cân và tạo nên thành phần cơ thể

Dù sự gia tăng protein có thể làm tăng bài tiết canxi từ xương trong thời gian ngắn, nhưng các nghiên cứu dài hạn lại cho kết quả ngược lại hoàn toàn.

Trên thực tế, ăn nhiều protein luôn đi với việc xương được cải thiện và giảm nguy cơ gãy xương ở tuổi già (27, 28, 29).

Đây là một ví dụ trong việc mù quáng tuân theo các lời khuyên dinh dưỡng thông thường sẽ dẫn tới kết quả hoàn toàn ngược lại.

Một giai thoại khác đó là protein làm tăng sức ép lên thận và góp phần làm suy thận.

Thực tế thì có vẻ phức tạp hơn một chút. Dù đúng là những người bị bệnh thận nên giảm lượng protein trong khẩu phần ăn, nghiên cứu ở những người bình thường cho thấy protein hoàn toàn an toàn (30, 31).

Ở những người khỏe mạnh, protein thực sự làm giảm hai nguy cơ chính cho bệnh thận… là bệnh tiểu đường và huyết áp cao (32, 33, 34).

Ăn một chế độ ăn giàu protein có nhiều lợi ích khác, bao gồm việc gia tăng lượng cơ bắp, giảm mỡ cơ thể và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim mạch (35, 36, 37).

Tóm lại: Các nghiên cứu cho thấy protein có tác động tích cực cho sức khỏe của xương trong thời gian dài và không làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận ở những người khỏe mạnh. Chế độ ăn giàu protein có nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe.

5. Tất cả mọi người nên ăn lúa mì nguyên cám “có lợi cho tim”

banh mi chua nhieu gluten
Bánh mì chứa nhiều gluten, thứ mà phần lớn con người không thể dung nạp

Thông thường mọi người thường nhầm lẫn rằng lúa mì là thực phẩm có lợi cho sức khỏe, bằng chứng đưa ra là chúng góp phần gây ra các vấn đề sức khỏe khác nhau.

Số đó bao gồm cả loại lúa mì nguyên cám “có lợi cho tim.”

Lúa mì là nguồn gluten lớn nhất trong chế độ ăn uống. Các nghiên cứu mới cho thấy rằng phần lớn con người nhạy cảm với nó (38, 39, 40).

Ở những người nhạy cảm, gluten có thể góp phần gây ra những triệu chứng như các vấn đề tiêu hóa, đau đớn, chán nản, mệt mỏi, kiệt sức và có thể làm hỏng niêm mạc ruột (41, 42, 43, 44).

Ngoài ra còn có một số thử nghiệm đối chứng liên kết gluten trong lúa mì với các chứng rối loạn não, bao gồm tâm thần phân liệt, tự kỉ và hội chứng mất điều hòa tiểu não (45, 46, 47).

Không chỉ có vậy, một thử nghiệm đối chứng ở người cho thấy lúa mì nguyên cám làm tăng khá nhiều các nguy cơ mắc bệnh tim mạch chỉ trong vòng 12 tuần (48).

Dù lúa mì nguyên cám “ít kém lành mạnh” hơn lúa mì tinh chế, nhưng lựa chọn tốt nhất vẫn là bỏ qua lúa mì hoàn toàn.

Tóm tắt: Lúa mì là nguồn gluten lớn nhất trong chế độ ăn uống. Nhiều nghiên cứu cho thấy cả lúa mì nguyên cám có thể gây ra một số vấn đề cho sức khỏe.

6. Cà phê không tốt cho sức khỏe

ca phe bi cho la co hai
Lợi ích của cà phê vượt xa mặt xấu của nó

Cà phê vốn đã mang nhiều tai tiếng từ xưa đến nay.

Sự thật đúng là cà phê có thể làm tăng nhẹ huyết áp trong một khoảng thời gian ngắn (49).

Tuy nhiên các nghiên cứu dài hạn cho thấy rằng cà phê thực sự có thể giảm nguy cơ mắc một số bệnh nghiêm trọng

Những người uống cà phê có:

  • Giảm đến 67% nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 (50, 51).
  • Có ít nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson (52, 53).
  • Giảm đến 80% nguy cơ mắc các bệnh về gan, ví dụ như xơ gan (54, 55)..
  • Caffeine cũng giúp huy động các axit béo từ mô mỡ, tăng cường trao đổi chất và tăng hiệu suất tập thể dục trung bình lên tới 11-12% (56, 57, 58).

Nhiều nghiên cứu đã kiểm tra tác động của caffeine tới não bộ chỉ ra nó có thể cải thiện tâm trạng, trí nhớ, phản ứng, sự cảnh giác và các chức năng tổng thể của não (59).

Bạn có thể sẽ thấy ngạc nhiên khi cà phê cũng có chứa nhiều chất chống oxy hóa. Trên thực tế, nó là nguồn chống oxy hóa lớn nhất của chế độ ăn uống hiện đại, vượt trội hơn cả hoa quả và rau xanh cộng lại (60, 61).

Nếu bạn mẫn cảm với caffeine hoặc bị mất ngủ, thì trà xanh cũng có nhiều lợi ích cho sức khỏe tương đương giống như một lượng nhỏ caffeine.

Tóm tắt: Cà phê chứa rất nhiều chất chống oxy hóa. Các nghiên cứu cho thấy những người uống cà phê có nguy cơ mắc các bệnh nghiêm trọng thấp hơn rất nhiều.

7. Thịt đỏ không tốt cho sức khỏe

thit do co loi cho suc khoe
Thịt đỏ chỉ có hại khi bị nấu quá đến mức cháy

Đổ lỗi những vấn đề sức khỏe mới cho những loại thực phẩm cũ chưa bao giờ có ý nghĩa với tôi.

Một ví dụ là thịt đỏ– loại thực phẩm con người đã ăn trong suốt quá trình tiến hóa trong hàng triệu năm.

Vì một số lí do kỳ lạ, nhiều người hiện nay đang đổ lỗi cho thịt gây ra nhiều bệnh như bệnh tim và tiểu đường tuýp 2.

Điều này khá vô lí và các nghiên cứu không hỗ trợ nó.

Dù sự thật là các loại thịt chế biến có liên quan tới tất cả các loại bệnh tật, nó lại không đúng với loại thịt đỏ chưa qua chế biến.

Một đánh giá tổng thể năm 2010 đã xem xét dữ liệu từ 20 cuộc nghiên cứu với tổng số 1,218, 380 cá thể đã cho thấy rằng thịt đỏ chưa qua chế biến không có sự liên quan đáng kể nào tới bệnh tim mạch hay tiểu đường tuýp 2 (62).

Các nghiên cứu khác với hàng trăm nghìn người cũng đồng ý với điều này, thịt qua chế biến là không tốt, nhưng thịt đỏ chưa qua chế biến thì vô hại (63).

Dù một số nghiên cứu quan sát đã tìm ra mối liên hệ giữa việc tiêu thụ thịt và bệnh ung thư, các nghiên cứu xem xét tổng thể các dữ liệu cho thấy ảnh hưởng là khá yếu và không nhất quán (64, 65).

Nếu có sự liên quan giữa thịt đỏ và ung thư (mà KHÔNG được chứng minh) thì đó có thể là do nấu quá chín, chứ không phải do bản thân thịt gây ra. Vì lí do này, điều quan trọng là tránh làm cháy món thịt (66).

Ngoài ra đừng quên rằng thịt rất bổ dưỡng. Nó chứa nhiều virtamin, khoáng chất, một số protein chất lượng cao, chất béo lành mạnh và các chất dinh dưỡng ít được biết đến rất quan trọng với cơ thể và não bộ (67).

Tóm tắt: Các nghiên cứu cho thấy thịt đỏ chưa qua chế biến không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay tiểu đường. Có một mối liên hệ rất nhỏ với ung thư, nhưng có thể là do nấu quá chín chứ không phải bản thân thịt đỏ.

8. Chế độ ăn kiêng tốt nhất là ít chất béo, giàu carb

che do an it carb va chat beo co hai
Thực ra chế độ ăn đúng nên là giàu chất béo và ít carb

Kể từ năm 1977, các cơ quan y tế đã khuyên mọi người nên ăn chế độ ít chất béo, giàu carb.

Điều này ban đầu dựa trên các quyết định chính trị và nghiên cứu chất lượng thấp mà từ đó đã được vạch trần triệt để.

Điều thú vị là bệnh béo phì bắt đầu bùng phát ở thời điểm gần như chính xác với việc hướng dẫn về chế đọ ăn ít chất béo lần đầu tiên xuất hiện.

Kể từ đó, một số nghiên cứu lớn đã kiểm tra sự ảnh hưởng tới sức khỏe của chế độ ăn ít chất béo.

Ở tổ chức Hành động vì Sức khỏe Phụ nữ (Women’s Health Initiative), một nghiên cứu lớn nhất đã cho 48,835 phụ nữ ngẫu nhiên ăn chế độ ăn ít chất béo hoặc tiếp tục ăn theo chế độ ăn tiêu chuẩn phương Tây.

Sau thời gian nghiên cứu là 7.5 năm, nhóm người béo phì chỉ cân nặng ít hơn 0.4 kg và không giảm bệnh tim mạch hoặc ung thư (68, 69, 70).

Các nghiên cứu khác cũng đồng nhất quan điểm, chế độ ăn uống này nổi tiếng là không có hiệu quả (71, 72).

Dù có có thể có hiệu quả với những cá thể khỏe mạnh và năng động, nhưng đối với người béo phì, mắc hội chứng chuyển hóa hay tiểu đường, chế độ ăn ít chất béo có thể rất nguy hiểm.

Tóm tắt: Chế độ ăn có hàm lượng carb thấp, ít chất béo được đưa ra bởi các tổ chức dinh dưỡng chính là một sự thất bại khủng khiếp và đã được chứng minh là không có hiệu quả.

9. Dầu thực vật và dầu hạt tinh chế có lợi cho sức khỏe

dau thuc vat chua nhieu omega 6
Axit béo Omega-6 trong dầu thực vật nếu tiêu thụ nhiều sẽ gây hại

Một số nghiên cứu cho rằng chất béo không bão hòa đa làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Vì lí do này, nhiều đề xuất đưa ra việc tăng lượng tiêu thụ dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu hoa hướng dương hay dầu ngô.

Tuy nhiên, điều quan trọng là chúng ta phải nhận thấy có nhiều loại chất béo không bão hòa đa, chủ yếu là Omega-3 và Omega-6.

Trong khi Omega-3 chúng ta nhận được từ cá và các loại động vặt ăn cỏ, thì nguồn cung cấp axit béo Omega-6 là từ dầu thực vật.

Vấn đề là chúng ta cần phải có Omega-3 và Omega-6 ở lượng cân bằng. Hầu hết mọi người ăn quá ít Omega-3 và quá nhiều Omega-6 (73, 74).

Các nghiên cứu cho thấy axit béo Omega-6 dư thừa có thể tăng viêm nhiễm trong cơ thể, đặc biệt là nó đóng vai trò quan trọng trong một số căn bệnh nghiêm trọng (75, 76).

Quan trọng nhất là dầu thực vật có liên quan đáng kể tới nguy cơ mắc bệnh tim – căn bệnh giết người hàng đầu thế giới (77, 78, 79, 80, 81).

Nếu bạn muốn giảm nguy cơ mắc bệnh, hãy ăn nhiều Omega-3 nhưng tránh các loại dầu hạt và dầu thực vật tinh chế.

Điều quan trọng cần lưu ý là điều này KHÔNG áp dụng cho các loại dầu thực vật khác như dầu dừa và dầu ô-liu. Chúng có hàm lượng Omega-6 thấp và cực kỳ tốt cho sức khỏe.

Tóm tắt: Tiêu thụ quá nhiều dầu hạt và dầu thực vật tinh chế có thể làm tăng viêm trong cơ thể và tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

10. Chế độ ăn ít carb không có hiệu quả và có hại

an it carb giup giam can
Ăn ít carb giúp giảm cân hiệu quả

Chế độ ăn uống ít carb đã trở nên phổ biến trong nhiều thập kỉ.

Vì có hàm lượng chất béo cao nên chúng đã các nhà dinh dưỡng và giới truyền thông khoác cho tiếng xấu bởi.

Họ liên tục cho rằng chế độ ăn uống như vậy “chưa được chứng minh” và hết sức nguy hiểm.

Tuy nhiên, kể từ năm 2002, hơn 20 thử nghiệm ngẫu nhiên có đối chứng đã kiểm tra tác động của carb ở nhiều khía cạnh của sức khỏe.

Hầu như mọi nghiên cứu đều thống nhất rằng:

  1. Chế độ ăn uống ít carb giúp giảm huyết áp đáng kể (82, 83).
  2. Chế độ ăn ít carb là nơi mà người ta được phép ăn nhiều như họ muốn lại giúp giảm cân nhiều hơn chế độ ăn ít chất béo mà calo lại bị cấm hoàn toàn (84, 85).
  3. Chế độ ăn ít carb làm tăng HDL (cholesterol tốt) và giảm triglyceride nhiều hơn các chế độ ăn ít chất béo (86, 87, 88).
  4. Chế độ ăn ít carb biến đổi dạng hạt LDL (cholesterol xấu) từ nhỏ, đặc (rất xấu) sang dạng LDL lớn – lành tính (89, 90).
  5. Chế độ ăn ít carb có tác động tích cực tới bệnh tiểu đường tuýp 2, làm giảm đáng kể(91, 92, 93). và giảm bớt nhu cầu sử dụng thuốc (91, 92, 93).
  6. Có thể nói, chế độ ăn ít carb dễ tuân theo hơn chế độ ăn ít chất béo, có thể vì mọi người không phải hạn chế lượng calo và lúc nào cũng bị đói bụng (94).

Dù chế độ ăn ít carb là không cần thiết cho người khỏe mạnh nhưng các nghiên cứu lại cho rằng chúng cực kỳ hữu dụng để chống lại bệnh tiểu đường, hội chứng chuyển hóa và tiểu đường tuýp 2 – một trong số nhiều vấn đề về sức khỏe lớn nhất trên thế giới.

Mặc cho các kết quả mạnh mẽ này, nhiều “chuyên gia” vẫn trơ tráo cho rằng chế độ ăn ít carb nguy hiểm và tiếp tục khăng khăng khuyến nghị chế độ ăn ít béo đang làm hại nhiều người hơn là giúp.

Tóm tắt: Chế độ ăn ít carb là cách dễ nhất, lành mạnh nhất và hiệu quả nhất để giảm cân và giải quyết các căn bệnh về chuyển hóa. Đó là một thực tế rất khoa học tại thời điểm này.

11. Mọi người nên ăn ít natri hơn

natri co trong muoi
Ăn nhiều hay ít muối đều có hại

Các cơ quan y tế sức khỏe liên tục khuyến cáo chúng ta nên giảm natri trong chế độ ăn uống để giảm huyết áp.

Trong khi hầu hết mọi người ăn khoảng 3400 mg natri mỗi ngày, chúng ta thường được khuyên là giảm xuống từ 1500-2300 mg một ngày (khoảng ¾ thìa cà phê muối).

Đúng là việc giảm natri có thể giảm đáng kể huyết áp, đặc biệt là ở những người có bệnh huyết áp cao (95).

Nhưng điều quan trọng là huyết áp tự bản thân nó không trực tiếp giết ai hết. Đó là một yếu tố nguy cơ chứ không hẳn là nguyên nhân gây bệnh.

Điều thú vị là nhiều nghiên cứu đã kiểm tra xem việc hạn chế natri có bất kì tác dụng nào với bệnh tim mạch hay nguy cơ tử vong hay không. Những nghiên cứu này liên tục không tìm ra ảnh hưởng nào, ngay cả ở những người huyết áp cao (96, 97, 98).

Các nghiên cứu khác cho thấy ăn quá ít natri cũng có thể có hại, dẫn tới các phản ứng phụ như kháng insulin, tăng cholesterol LDL và triglyceride, cũng như tăng nguy cơ tử vong ở các bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 (99, 100, 101).

Nhìn chung, không có bằng chứng nào cho thấy người khỏe mạnh cần giảm bớt natri.

Tóm tắt: Dù việc hạn chế lượng natri có thể giúp giảm huyết áp đáng kể, điều này không có nghĩa nó dẫn đến việc cải thiện sức khỏe đáng kể.

12. Đường không tốt vì nó chứa calo “rỗng”

duong co haiNhiều người nghĩ rằng đường không tốt cho sức khỏe bởi nó chứa calo rỗng.

Điều này đúng, đường chứa nhiều calo và không có các chất dinh dưỡng thiết yếu.

Nhưng thực sự đây chỉ là phần nổi của tảng băng trôi.

Chủ yếu do có hàm lượng fructose cao nên đường có thể gây những tác động bất lợi nghiêm trọng đến sự trao đổi chất và khiến chúng ta tăng cân nhanh chóng và các bệnh trao đổi chất (102).

Khi chúng ta ăn một lượng lớn fructose, nó sẽ trở thành chất béo trong gan và chuyển ra dưới dạng hạt VLDL hoặc nằm lại trong gan, và gây ra căn bệnh gan nhiễm mỡ không do cồn (103, 104).

Các nghiên cứu trên người cho thấy fructose thừa có thể gây kháng insulin, tăng đường huyết, tăng triglyceride, tăng LDL hạt nhỏ và tăng béo phì vùng bụng chỉ trong 10 tuần (105).

Fructose cũng không làm giảm hoóc-môn gây đói ghrelin và không gây ảnh hưởng tới cảm giác no ở não như glucose. Bằng cách này, đường gây ra một tác động sinh hóa trong não làm cho chúng ta ăn nhiều hơn và tăng cân (106, 107, 108).

Điều này áp dụng cho fructose từ đường phụ gia, chứ không phải từ đường tự nhiên trong hoa quả.

Khi hấp thụ quá nhiều, đường phụ gia có liên quan tới nhiều căn bệnh như béo phì, bệnh tim, tiểu đường tuýp 2 và kể cả ung thư (109, 110, 111, 112, 113).

Đường có thể là thành phần tệ hại nhất trong chế độ ăn hiện đại.

Tóm tắt: Những ảnh hưởng có hại của đường dư thừa còn lớn hơn cả chỉ là lượng calo rỗng. Đường có thể gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng lên sự trao đổi chất, dẫn đến tăng cân và nhiều căn bệnh nghiêm trọng.

13. Chất béo làm chúng ta béo hơn

chat beo khong lam chung ta beo hon
Thực tế, ăn nhiều chất béo sẽ giúp giảm cân

Ăn nhiều chất béo sẽ làm chúng ta trở nên béo hơn nghe có vẻ hợp lí.

Suy cho cùng, những thứ làm con người trở nên không được săn chắc và phù thũng là mỡ.

Vì lí do này, ăn càng nhiều chất béo thì chúng ta sẽ càng “béo” hơn.

Tuy nhiên, hóa ra điều này không đơn giản như thế. Dù chất béo có nhiều calo trên một gram hơn protein hoặc carbonhydrate, chế độ ăn nhiều chất béo không làm chúng ta béo hơn.

Điều này phụ thuộc hoàn toàn vào từng trường hợp. Một chế độ ăn nhiều carb VÀ chất béo sẽ làm chúng ta béo lên, chứ KHÔNG phải tại chúng ta ăn nhiều chất béo.

Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy các chế độ ăn nhiều chất béo (nhưng ít carb) sẽ làm giảm cân nhiều hơn các chế độ ăn ít chất béo (114, 115, 116).

Bắt đầu một chương trình giảm cân tùy chỉnh. Bữa Ăn Hoàn Hảo giúp bạn áp dụng những thói quen lành mạnh để bạn có thể giảm cân và duy trì nó. Chương trình của bạn được tùy chỉnh theo mục tiêu và nhu cầu thể chất của bạn. Chỉ cần làm bài đánh giá nhanh và bắt đầu ngay hôm nay. Nhấn đây để bắt đầu
Subscribe
Thông báo cho
guest
1 Comment
Mới nhất
Cũ nhất Được bầu nhiều nhất
Inline Feedbacks
View all comments
Vu tuong hoang
Vu tuong hoang
4 Năm Cách đây

Tôi rất yêu thích website này. Rất có tâm. Cảm ơn các bạn.