11 Loại Thực Phẩm Và Đồ Uống Nên Tránh Trong Thai Kì

0
phu nu mang thai nen tranh mot so thuc pham co hai
Thai kì là giai đoạn cực kì nhạy cảm đối với phụ nữ nên chế độ ăn uống phải có những thay đổi nhất định

Mang thai là một trong những thời điểm quan trọng và nhạy cảm nhất trong cuộc đời người phụ nữ.

Do đó, điều quan trọng hơn bao giờ hết là một chế độ ăn uống lành mạnh.

Điều này có nghĩa là hãy chú ý đến những loại thực phẩm tiêu thụ, và hãy đảm bảo tránh xa các loại thức ăn và đồ uống có hại.

Một số loại thực phẩm nhất định có thể tiêu thụ được một ít, trong khi số khác thì nên tránh hoàn toàn.

Dưới đây là 11 loại thức ăn và đồ uống nên tránh hoặc giảm thiểu trong thời kì mang thai.

1. Cá chứa nhiều thủy ngân

Thủy ngân là một nguyên tố rất độc. Nó không có mức độ tiếp xúc an toàn và được tìm thấy nhiều nhất trong vùng nước bị ô nhiễm (1).

Với lượng lớn, nó có thể gây độc cho hệ thần kinh, hệ miễn dịch và thận (2).

Vì nó được tìm thấy trong các vùng biển ô nhiễm nên những loài cá lớn sống trong những vùng biển này có thể tích lũy lượng thủy ngân cao.

Vì vậy, phụ nữ mang thai nên hạn chế tiêu thụ cá chứa nhiều thủy ngân, từ 1-2 phần ăn mỗi tháng (3, 4).

Các loại cá chứa nhiều thủy ngân, bao gồm:

  • Cá mập.
  • Cá kiếm.
  • Cá thu vua.
  • Cá ngừ (đặc biệt là cá ngừ albacore).

Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý là không phải tất cả các loại cá đều chứa nhiều thủy ngân mà  chỉ một số loại nhất định mà thôi.

Ăn cá chứa ít thủy ngân trong thời kỳ mang thai rất có lợi cho sức khỏe, và những loại cá này có thể ăn tối đa 2 lần mỗi tuần. Cá béo chứa nhiều axit béo omega-3 rất quan trọng cho em bé.

Kết luận: Phụ nữ mang thai chỉ nên ăn cá chứa nhiều thủy ngân từ 1-2 lần mỗi tháng. Chúng bao gồm cá mập, cá kiếm, cá ngừ và cá thu.

2. Cá sống hoặc chưa nấu chín

an ca nau chin
Cá sống có thể nhiễm một số vi trùng và vi khuẩn gây hại

Cá sống, đặc biệt là loài giáp xác, có thể gây ra nhiều bệnh nhiễm trùng. Chúng bao gồm norovirus, Vibrio, Salmonella, Listeria và ký sinh trùng (5, 6, 7).

Một vài loại trong số này chỉ ảnh hưởng đến người mẹ, gây chứng mất nước và mệt mỏi. Những loại nhiễm trùng khác có thể truyền cho thai nhi, gây hậu quả nghiêm trọng hoặc thậm chí có thể tử vong (5, 6).

Phụ nữ mang thai đặc biệt dễ bị nhiễm trùng Listeria. Trên thực tế, phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm Listeria cao gấp 20 lần so với mặt bằng chung (8).

Vi khuẩn này có thể được tìm thấy trong đất và nước hoặc thực vật bị ô nhiễm. Cá sống có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình chế biến, bao gồm cá hun khói hoặc cá khô.

Listeria có thể truyền sang thai nhi qua đường nhau thai, ngay cả khi người mẹ không có dấu hiệu mắc bệnh. Điều này có thể dẫn đến sinh non, sẩy thai, thai chết khi sinh và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác (9).

Vì vậy, phụ nữ có thai nên tránh những loại cá sống và động vật có vỏ, bao gồm cả các loại sushi.

Kết luận: Cá và động vật có vỏ dễ bị nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng. Một vài loại trong số chúng có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và gây tổn hại cho cả mẹ và thai nhi.

3. Thịt chưa nấu chín, thịt sống và thịt đã qua chế biến

an thit nau chin hoan toanan thit nau chin hoan toan
Phụ nữ mang thai chỉ nên ăn thịt đã nấu chín hoàn toàn

Ăn thịt chưa nấu chín hoặc thịt sống sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng từ một số vi khuẩn hoặc ký sinh trùng.

Chúng bao gồm Toxoplasma, E. coli, Listeria Salmonella (10, 11, 12, 13).

Vi khuẩn có thể đe dọa sức khỏe của thai nhi, có thể khiến thai chết khi sinh hoặc các bệnh thần kinh nghiêm trọng, bao gồm chậm phát triển trí tuệ, mù và động kinh (14).

Trong khi hầu hết vi khuẩn được tìm thấy trên bề mặt miếng thịt thì các vi khuẩn khác cũng có thể ở trong các sợi cơ.

Một số phần thịt như phi lê, thăn lưng hoặc thăn vai từ thịt bò, thịt cừu và thịt bê – có thể an toàn khi ăn không cần nấu chín hoàn toàn.

Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra khi phần thịt còn nguyên vẹn hoặc chưa cắt, cũng như được nấu chín hoàn toàn ở bên ngoài. Thịt được cắt, bao gồm thịt xay, thịt viên, thịt băm, thịt lợn và thịt gia cầm, không bao giờ được ăn sống hoặc chưa nấu chín.

Xúc xích Đức và các loại thịt hộp cũng đáng lo ngại. Những loại thịt này có thể nhiễm các loại vi khuẩn khác nhau trong quá trình chế biến hoặc bảo quản.

Phụ nữ mang thai không nên tiêu thụ các sản phẩm từ thịt chế biến trừ khi chúng được hâm lại đến khi nóng.

Kết luận: Thịt sống hoặc chưa nấu chín có thể chứa vi khuẩn có hại. Theo nguyên tắc chung, thịt nên được nấu chín hoàn toàn.

4. Trứng sống

trung song co the nhiem khuan
Phụ nữ mang thai nên dùng trứng đã được nấu chín hoàn toàn, hoặc dùng trứng đã được tiệt trùng

Trứng sống có thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella.

Các triệu chứng của nhiễm Salmonella thường chỉ gặp ở người mẹ.

Chúng bao gồm sốt, buồn nôn, nôn mửa, co thắt dạ dày và tiêu chảy (15, 16).

Tuy nhiên, trong số ít trường hợp, nhiễm trùng có thể gây co thắt tử cung, dẫn đến sinh non hoặc thai chết khi sinh (17).

Những thực phẩm thường chứa trứng sống bao gồm:

  • Trứng bác
  • Trứng chần
  • Xốt Hollandaise
  • Xốt Mayonnaise nhà làm
  • Dầu giấm trộn salad
  • Kem nhà làm
  • Bánh kem

Hầu hết các sản phẩm thương mại có chứa trứng sống đều dùng trứng đã được tiệt trùng và an toàn khi ăn. Tuy nhiên, luôn nên đọc thành phần để đảm bảo chắc chắn.

Phụ nữ mang thai nên dùng trứng đã được nấu chín hoàn toàn, hoặc dùng trứng đã được tiệt trùng.

Kết luận: Trứng sống có thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella, gây nhiều bệnh tật và tăng nguy cơ sinh non hoặc thai chết khi sinh. Nên dùng trứng đã được tiệt trùng.

5. Nội tạng

gan nau chin
Thịt nội tạng có thể nhiễm độc vitamin A và đồng

Nội tạng là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng.

Chúng bao gồm sắt, vitamin B12, vitamin A và đồng, tất cả đều có lợi cho mẹ và con.

Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều vitamin A từ động vật (vitamin A đã chuyển hóa) trong thời kỳ mang thai.

Nó có thể gây triệu chứng nhiễm độc vitamin A, cũng như khiến lượng đồng cao bất thường, gây dị tật bẩm sinh và nhiễm độc gan (18, 19, 20).

Do đó, phụ nữ mang thai không nên ăn nội tạng hơn mỗi tuần một lần.

Kết luận: Nội tạng là nguồn cung cấp sắt, vitamin B12, vitamin A và đồng. Để ngăn ngừa nhiễm độc vitamin A và đồng, phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên hạn chế ăn nội tạng.

6. Caffeine

phu nu mang thai khong nen dung nhieu caffeine
Lượng caffeine cao trong thời kỳ mang thai sẽ gây hạn chế sự phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ thai nhi nhẹ cân khi sinh

Caffeine là chất hoạt tính thần kinh phổ biến nhất trên thế giới, chủ yếu có trong cà phê, trà, nước ngọt và ca cao (21, 22).

Phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên hạn chế lượng caffeine dưới 200 mg mỗi ngày, khoảng 2-3 cốc cà phê.

Caffeine được hấp thu rất nhanh và dễ dàng đi vào nhau thai và thai nhi.

Vì thai nhi và nhau thai không có enzyme chính cần thiết để chuyển hóa caffeine nên chúng có thể tích tụ một lượng lớn (23, 24, 25).

Lượng caffeine cao trong thời kỳ mang thai sẽ gây hạn chế sự phát triển của thai nhi và làm tăng nguy cơ thai nhi nhẹ cân khi sinh (26).

Trẻ sơ sinh nhẹ cân, được định nghĩa là dưới 5 lb, 8 oz (hoặc 2.5 kg), liên quan đến gia tăng nguy cơ tử vong ở trẻ sơ sinh cũng như nguy cơ bệnh mãn tính ở tuổi trưởng thành, như bệnh đái tháo đường týp 2 và bệnh tim (27, 28).

Kết luận: Phụ nữ mang thai nên hạn chế lượng caffeine dưới 200 mg mỗi ngày, khoảng 2-3 tách cà phê. Dùng nhiều caffein trong thời gian mang thai có thể làm hạn chế sự tăng trưởng của bào thai và khiến trẻ nhẹ cân khi sinh.

7. Rau mầm sống

Các loại rau mầm sống bao gồm cỏ linh lăng, cỏ ba lá, mầm củ cải và mầm đậu xanh, có thể bị nhiễm khuẩn Salmonella (29).

Không giống như hầu hết các loại rau khác, những vi khuẩn này có thể xâm nhập vào hạt mầm. Do đó chúng hầu như không thể rửa sạch được.

Do đó, phụ nữ mang thai được khuyến cáo nên tránh ăn rau mầm sống. Tuy nhiên, sẽ an toàn nếu ăn chúng sau đi nấu chín (30).

Kết luận: Rau mầm sống có thể bị nhiễm khuẩn bên trong hạt mầm. Phụ nữ mang thai chỉ nên ăn rau mầm đã nấu chín.

8. Thực phẩm chưa rửa sạch

nen rua sach rau cu truoc khi an
Rau củ có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển hoặc bán lẻ

Bề mặt trái cây và rau chưa rửa hoặc gọt sạch có thể bị nhiễm vi khuẩn và ký sinh trùng (31).

Các vi khuẩn bao gồm Toxoplasma, E. coli, Salmonella Listeria, phát sinh từ đất hoặc trong quá trình xử lý. Sự truyền nhiễm có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản, vận chuyển hoặc bán lẻ (29).

Vi khuẩn có thể gây hại cho cả người mẹ và thai nhi. Một loại ký sinh trùng rất nguy hiểm, tồn tại trên trái cây và rau quả được gọi là Toxoplasma.

Phần lớn những người bị nhiễm Toxoplasmosis đều không có triệu chứng, trong khi số khác có thể cảm thấy như bị cúm kéo dài trong một tháng hoặc lâu hơn.

Hầu hết trẻ sơ sinh bị nhiễm Toxoplasma khi vẫn còn trong tử cung đều không có triệu chứng lúc mới sinh. Tuy nhiên, các triệu chứng như mù lòa hoặc thiểu năng trí tuệ có thể phát triển sau này.

Hơn nữa, một tỷ lệ nhỏ trẻ sơ sinh bị nhiễm bệnh sẽ bị tổn thương não và mắt nghiêm trọng lúc mới sinh.

Trong khi mang thai, điều quan trọng nhất là giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm trùng bằng cách rửa sạch, gọt hoặc nấu chín hoa quả (29).

Kết luận: Trái cây và rau củ có thể bị nhiễm các loại vi khuẩn có hại. Điều quan trọng là phải rửa kỹ toàn bộ trái cây và rau.

9. Sữa, pho mát và nước ép trái cây chưa được tiệt trùng

sua chua tiet trung co hai Sữa nguyên chất và pho mát không được tiệt trùng có thể chứa một loạt các vi khuẩn có hại, bao gồm Listeria, Salmonella, E. coliand Campylobacter.

Tương tự như vậy, đối với nước ép không được tiệt trùng cũng có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn.

Những trường hợp nhiễm trùng này có thể gây hậu quả nghiêm trọng, đe dọa đến mạng sống của thai nhi (32, 33, 34, 35, 36).

Vi khuẩn có thể có tự nhiên, hoặc do nhiễm bẩn trong quá trình thu hoạch hoặc cất trữ (36, 37).

Phương pháp tiệt trùng là cách hiệu quả nhất để diệt trừ bất kỳ vi khuẩn có hại nào mà không làm thay đổi giá trị dinh dưỡng của sản phẩm (38).

Để giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng, phụ nữ mang thai nên dùng sữa, pho mát và nước ép trái cây đã qua tiệt trùng.

Kết luận: Phụ nữ mang thai không nên dùng sữa, pho mát hoặc nước trái cây chưa qua tiệt trùng, vì những thực phẩm này làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

10. Rượu bia

khong nen uong ruou trong thai ki
Hội chứng ngộ độc rượu ở thai nhi có thể dị tật mặt, khuyết tật về tim và chậm phát triển trí tuệ

Phụ nữ có thai được khuyến cáo nên tránh hoàn toàn việc uống rượu bia, vì nó làm tăng nguy cơ sẩy thai và thai chết khi sinh. Ngay cả một lượng nhỏ cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển trí não của bé (39, 40, 41, 42).

Nó cũng gây ra hội chứng ngộ độc rượu ở thai nhi. Hội chứng này bao gồm dị tật mặt, khuyết tật về tim và chậm phát triển trí tuệ (43, 44).

Do không có lượng rượu nào được chứng minh là an toàn trong suốt thời kỳ mang thai, do đó nên tránh dùng nó hoàn toàn.

Kết luận: Phụ nữ mang thai không nên uống rượu. Uống rượu có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, thai chết khi sinh và hội chứng ngộ độc rượu ở thai nhi.

11. Thực phẩm rác đã qua chế biến

thuc pham rac co hai
Thực phẩm rác có hại ngay cả đối với người bình thường

Mang thai là thời kỳ phát triển nhanh chóng.

Cơ thể cần tăng cường lượng chất dinh dưỡng thiết yếu bao gồm protein, folate và sắt.

Tuy nhiên, ngay cả khi “ăn cho hai người,” cũng không cần lượng calo cao gấp hai lần. Cơ thể thực sự chỉ cần thêm khoảng 350-500 calo mỗi ngày vào khoảng 6 tháng cuối kì mang thai (45).

Chế độ ăn tối ưu thời kì mang thai chủ yếu bao gồm thực phẩm toàn phần với nhiều chất dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của người mẹ và em bé.

Thực phẩm rác đã qua chế biến nhìn chung có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, giàu calo, đường và chất béo phụ gia.

Ngoài ra, đường phụ gia có liên quan đến nguy cơ phát triển một số loại bệnh, bao gồm bệnh đái tháo đường tuýp 2 và bệnh tim (46, 47).

Và, mặc dù tăng vài cân là điều cần thiết trong thời kỳ mang thai, nhưng tăng cân quá nhiều sẽ gây nhiều biến chứng và bệnh tật.

Chúng bao gồm việc tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ và các biến chứng khi mang thai hoặc khi sinh. Nó cũng làm tăng nguy cơ trẻ bị thừa cân (48, 49).

Điều này gây ra các vấn đề về sức khỏe lâu dài, do trẻ thừa cân thường có khả năng cũng bị thừa cân khi lớn lên (50, 51, 52).

Kết luận: Ăn thực phẩm đã qua chế biến trong thời kỳ mang thai có nguy cơ gây tăng cân quá mức, đái tháo đường thai kỳ và các biến chứng. Điều này ảnh hưởng đến vấn đề sức khỏe về lâu dài cho đứa trẻ.

Thông điệp chính

Xử lý và vệ sinh thực phẩm một cách phù hợp luôn được khuyến cáo, đặc biệt là trong thời kỳ mang thai.

Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng, vì một số thực phẩm có thể đã bị ô nhiễm trước khi mua.

Do đó, cách tốt nhất là tránh các thực phẩm trong danh sách kể trên càng nhiều càng tốt. Sức khỏe của người mẹ và đứa bé chưa sinh nên luôn được ưu tiên.

Bắt đầu một chương trình giảm cân tùy chỉnh. Bữa Ăn Hoàn Hảo giúp bạn áp dụng những thói quen lành mạnh để bạn có thể giảm cân và duy trì nó. Chương trình của bạn được tùy chỉnh theo mục tiêu và nhu cầu thể chất của bạn. Chỉ cần làm bài đánh giá nhanh và bắt đầu ngay hôm nay. Nhấn đây để bắt đầu
Subscribe
Thông báo cho
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments