11 Giả Thuyết Hoang Đường Phổ Biến Về Chế Độ Ăn Thuần Chay

0

Người ta cho rằng lợi ích của chế độ ăn thuần chay được chứng minh bởi những bằng chứng

che do an thuan chay khong hoan toan lanh manh
chế độ ăn thuần chay có thể hiệu quả đối với một số người. Nhưng nó không hề mang sức mạnh vạn năng như nhiều người vẫn nghĩ

có cơ sở vững chắc.

Nhiều ý kiến cho rằng chế độ ăn này có thể giúp giảm cân và thậm chí là tiêu diệt bệnh tật.

Tuy nhiên, những người đề xuất chế độ ăn này thường không hết toàn bộ câu chuyện.

Họ khiến cho các bằng chứng về lợi ích của chế độ ăn thuần chay có vẻ áp đảo các chế độ khác.

Nhưng trên thực tế, đây là những bằng chứng không xác đáng và phần lớn các chứng cứ thực sự đã bị bỏ qua.

Thật ra thì chế độ ăn thuần chay có thể hiệu quả, ít nhất là đối với một số người.

Cũng có một số luận cứ về đạo đức và môi trường được đưa ra để tranh luận về việc tránh ăn các loại thực phẩm động vật (mặc dù cá nhân tôi không đồng ý với chúng).

Tuy nhiên, nhiều người ủng hộ ăn thuần chay đã không trung thực khi nói về thực phẩm động vật và họ gieo giắc mối lo ngại không có căn cứ để thuyết phục mọi người rằng chế độ ăn uống của họ là lành mạnh.

Dưới đây là 11 giả thuyết không có cơ sở về chế độ ăn thuần chay phổ biến nhất.

1. Lợi ích sức khỏe của chế độ ăn chay là nhờ không ăn thức ăn từ động vật

che do an thuan chay chi an thuc vat
Lợi ích sức khỏe của chế độ ăn thuần chay là có thể nhờ vào việc loại bỏ các thành phần độc hại và thực phẩm chế biến

Có một số nghiên cứu cho thấy lợi ích sức khỏe của chế độ ăn chay và thuần chay (1).

Những người đề xướng các chế độ ăn uống này rất thích liên hệ các lợi ích sức khỏe có được đến việc tránh ăn các loại thực phẩm động vật.

Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có rất nhiều yếu tố khác nữa.

Một chế độ ăn thuần chay chủ yếu bao gồm thực phẩm tươi nguyên. Nó thường được gọi là chế độ ăn uống dựa trên thực phẩm thực vật tươi (WFPB).

Chế độ ăn kiêng này không chỉ loại bỏ thức ăn động vật mà nó còn loại bỏ một số loại thực phẩm đã được khoa học chứng minh là có hại.

Ngoài các loại thực phẩm động vật ra thì những người ăn chay còn không ăn gì nữa? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu…

  • Đường tinh luyện: Đây là nguyên nhân gây kháng insulin và gan nhiễm mỡ. Có liên quan chặt chẽ với bệnh béo phì, tiểu đường và bệnh tim (2, 3, 4, 5, 6).
  • Ngũ cốc tinh chế: Đây là thực phẩm khiến đường huyết tăng đột biến, gây ra kháng insulin và tăng cân. Có liên quan đến nhiều căn bệnh mãn tính của người phương Tây (7, 8, 9).
  • Dầu thực vật: Chứa nhiều axit béo Omega-6, khiến chứng viêm và tổn thương do oxy hóa trở nên nghiêm trọng hơn (10, 11, 12).
  • Chất béo chuyển hóa: Các chất béo cực kỳ nguy hiểm có trong thực phẩm chế biến và có thể dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng, đặc biệt là bệnh tim (13, 14).

Chưa kể đến là chế độ ăn uống này cũng loại bỏ các thực phẩm chế biến có ít chất dinh dưỡng nhưng lại chứa rất nhiều thành phần độc hại và hóa chất nhân tạo.

Cá nhân tôi cho rằng những lợi ích tuyệt vời của chế độ ăn thuần chay là do tránh ăn các thực phẩm chế biến và các thành phần có hại như đường và các lợi ích này hoàn toàn không liên quan tới việc tránh ăn thức ăn động vật chưa qua chế biến.

Trong các nghiên cứu về các chế độ ăn chay thuần, phương pháp ăn này thường được so sánh với chế độ ăn nhiều đồ ăn vặt của người phương Tây, chứ không so sánh với chế độ ăn dựa trên thực phẩm tươi nguyên như paleo hay Địa Trung Hải.

Kết luận: Lợi ích sức khỏe của chế độ ăn thuần chay là có thể nhờ vào việc loại bỏ các thành phần độc hại và thực phẩm chế biến, chứ không liên quan đến việc không ăn những thức ăn động vật chưa qua chế biến.

2. Chất béo bão hòa và cholesterol là các chất gây hại

thit tot cho suc khoe
Không có mối liên hệ giữa tiêu thụ chất béo bão hòa và bệnh tim

Giả thuyết cho rằng chất béo động vật gây ra bệnh tim vẫn rất phổ biến trong những người ăn chay.

Trong vài năm và thập kỷ qua, các nghiên cứu đã chỉ ra điều này là sai, và các chuyên gia trên khắp thế giới đang dần thay đổi suy nghĩ.

Chất béo bão hòa và cholesterol thực sự có thể cải thiện thành phần cholesterol trong máu. Các chất này không có hại cho sức khỏe như mọi người vẫn nghĩ (15).

Chất béo bão hòa và cholesterol làm tăng lượng cholesterol HDL giúp chống lại bệnh tim (16, 17, 18).

Đôi khi chúng cũng làm tăng nhẹ LDL, nhưng thường thì các chất này chỉ biến đổi các hạt LDL từ dạng nhỏ và dày đặc (có hại) thành LDL dạng lớn (19, 20).

Các nghiên cứu cho thấy những người có các hạt LDL dạng lớn có nguy cơ mắc bệnh tim thấp hơn (21, 22, 23).

Một nghiên cứu đánh giá tổng thể xem xét dữ liệu từ 21 nghiên cứu khác với tổng số 347,747 người tham gia đã kết luận rằng: Không có mối liên hệ giữa tiêu thụ chất béo bão hòa và bệnh tim (24).

Một bản đánh giá Cochrane của các thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên có đối chứng đã phát hiện ra cùng một điều. Đó là giảm lượng chất béo bão hòa không ảnh hưởng đến nguy cơ tử vong, hoặc tử vong do bệnh tim (25).

Các nghiên cứu về trứng (chứa nhiều cholesterol), có một số nghiên cứu trên hàng trăm ngàn người, cũng không tìm thấy bất cứ mối quan hệ nào giữa ăn trứng và bệnh tim (26, 27).

Một số người ủng hộ chế độ ăn thuần chay có thể cho rằng những nghiên cứu này không đáng tin cậy vì chúng được tài trợ bởi ngành công nghiệp sản xuất thịt, trứng hoặc sữa, nhưng đây là nhận định vô lý.

Kết luận này đã được đưa ra sau khi nghiên cứu kỹ lưỡng và KHÔNG phải tất cả các nghiên cứu đều được tài trợ bởi các ngành công nghiệp trên.

Sự thực là, chất béo bão hòa và cholesterol đã bị hiểu nhầm một các nghiêm trọng. Các nghiên cứu uy tín nhất đã cho thấy chúng hoàn toàn vô hại đối với đa số người.

Kết luận: Giả thuyết cho rằng chất béo bão hòa và cholesterol dẫn đến bệnh tim vẫn còn rất phổ biến trong những người ăn chay thuần, nhưng nhận định này đã bị bác bỏ trong vài năm và vài thập kỷ qua.

3. Chế độ ăn thuần chay là chế độ ăn duy nhất được chứng minh có thể điều trị bệnh tim

Có những tuyên bố cho rằng chế độ ăn thuần chay là chế độ duy nhất được chứng minh có thể làm thuyên giảm bệnh tim.

chua the khang dinh an chay giup chua benh tim
Kết quả điều trị bệnh tim của chế độ ăn thuần chay còn dùng các biện pháp can thiệp vào lối sống chứ không chỉ riêng ăn chay không thôi

Ý kiến này dựa trên một số nghiên cứu của hai tiến sĩ Dean Ornish và Caldwell Esselstyn.

Những nghiên cứu này đã đưa ra những kết luận ấn tượng, bao gồm cả việc điều trị một phần bệnh động mạch vành, hỗ trợ bởi các cải tiến trong thủ thuật chụp động mạch vành.

Không chỉ thay đổi dấu hiệu sinh học như cholesterol, nghiên cứu này đã cải thiện một phần tình trạng bệnh động mạch vành. Với tôi đó là một thành tích quá ấn tượng.

Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng sẽ không có bất cứ kết luận nào về chế độ ăn thuần chay được rút ra dựa trên những nghiên cứu này. Tôi sẽ giải thích lý do cho các bạn.

Phương pháp của Ornish là dùng các biện pháp can thiệp vào lối sống. Bệnh nhân của ông được tập thể dục, bỏ thuốc lá và thiền định… cùng với những hoạt động tốt cho sức khỏe khác. Chế độ ăn uống ông đưa ra cũng không phải là chế độ ăn chay thuần mà là chế độ ăn chay ít chất béo (28).

Nghiên cứu của Esselstyn (chỉ gồm 22 người tham gia và không có nhóm đối chứng) dùng thuốc statin (thuốc giảm lượng cholesterol) liều cao (29).

Rõ ràng là chúng ta không thể dùng các nghiên cứu dùng thuốc hoặc tập thể dục (là tác nhân chính) kết hợp với chế độ ăn uống để đưa ra các kết luận về chế độ ăn.

Để xác định các lợi ích của việc can thiệp trong chế độ ăn, chế độ ăn uống phải trở thành yếu tố khác biệt duy nhất giữa các nhóm nghiên cứu.

Kết luận: Có một số nghiên cứu cho thấy chế độ ăn thuần chay ít chất béo hoặc ăn chay thông thường có thể đảo ngược bệnh động mạch vành. Tuy nhiên, những nghiên cứu này cũng dùng thuốc hoặc những phương pháp tăng cường sức khỏe như tập thể dục và thiền định.

4. Cuốn sách “The China Study”

an chay khong phai la cach duy nhat co duoc suc khoe totTrong hầu hết các cuộc tranh luận về chế độ ăn thuần chay hay thực phẩm động vật, một số người đã đề cập đến cuốn sách “The China Study.”

Sách được viết bởi nhà nghiên cứu sinh vật học và dinh dưỡng T. Colin Campbell.

Cuốn sách này cho rằng thực phẩm động vật (cụ thể là protein động vật) là nguyên nhân chính của các căn bệnh gây chết người như bệnh tim và ung thư.

Kết luận này được chứng minh một cách rời rạc bởi các dữ liệu từ một nghiên cứu dịch tễ học quy mô lớn tên là Dự án Trung Quốc-Cornell-Oxford và một số quan sát và nghiên cứu khác trên chuột.

Tác giả đã dùng những thuật ngữ khó hiểu để khẳng định rằng: các nghiên cứu trên chuột dùng các protein như casein đã chứng minh được mối liên quan giữa chế độ ăn uống và ung thư ở người.

Cuốn sách đã bị chỉ trích bởi một số người phân tích về các phát hiện trên:

Các phát hiện trong cuốn sách “The China Study” cũng đã bị bác bỏ bởi nhiều nghiên cứu khác có phương pháp luận chất lượng hơn nhiều.

Trong đó có một nghiên cứu gần đây từ châu Á. Nghiên cứu trên 112,310 nam giới và 184,411 phụ nữ đã cho thấy tiêu thụ thịt đỏ có thể dẫn đến giảm nguy cơ bệnh tim ở nam giới và giảm nguy cơ ung thư ở nữ giới (30).

Cuốn sách “The China Study” KHÔNG viết về khoa học dinh dưỡng mà là về khoa học viễn tưởng thì đúng hơn.

Kết luận: Cuốn sách “The China Study” đã bị các nhà khoa học khách quan chỉ trích kịch liệt. Có nhiều nghiên cứu chất lượng cao mâu thuẫn với những phát hiện trong cuốn sách, và tất cả đều này bị tác giả bỏ qua.

5. Protein động vật rất có hại

protein dong vat co loi cho suc khoe
Protein động vật có đủ mọi lợi ích cho sức khỏe

Những người ăn thuần chay thường cho rằng protein động vật có hại cho sức khỏe.

Kết luận này đã được chứng mình trong nghiên cứu ở chuột dùng các protein trong chế độ ăn với đồ ăn tinh chế.

Kết quả của nghiên cứu trên loài gặm nhấm dùng các chế độ ăn chứa nhiều đồ ăn tinh chế không tự nhiên không nhất thiết là cũng đúng với con người.

Trong nhiều trường hợp, các nghiên cứu trên người về chế độ ăn uống có kết quả đối nghịch với nghiên cứu trên loài gặm nhấm. Thí nghiệm về protein động vật có vẻ là một trường hợp như vậy.

Trên thực tế, hầu hết các thử nghiệm đối chứng về protein động vật và thực vật đều cho thấy những lợi ích với sức khỏe.

Các nghiên cứu về chế độ ăn giàu protein cho thấy kết quả như gia tăng đốt cháy mỡ, giảm thèm ăn và dẫn đến giảm cân một cách tự động (31, 32, 33).

Chế độ ăn giàu protein cũng giúp tăng lượng cơ bắp, giảm huyết áp, cải thiện xương và giảm các triệu chứng của bệnh tiểu đường (34, 35, 36, 37, 38, 39, 40, 41).

Bằng chứng cho thấy rằng hầu hết mọi người cần ăn nhiều protein động vật, chứ không phải là ít hơn (42).

Kết luận: Mặc dù có nhiều ý kiến cho rằng protein động vật có hại, nhưng các nghiên cứu đã cho thấy rằng nó mang lại các lợi ích cho sức khỏe như giảm cân, cải thiện xương, hạ huyết áp và giảm các triệu chứng tiểu đường

6. Con người không được “thiết kế” để ăn thịt động vật

Một số người ăn chay cho rằng con người là động vật ăn cỏ và cơ thể chúng ta không thích hợp với việc ăn thịt.

con nguoi an tap
Con người là động vật ăn tạp

Điều này là hoàn toàn sai. Con người và người tiền sử đã ăn thịt trong hàng triệu năm qua (43, 44).

Cơ thể chúng ta thích nghi tốt với thịt và hoàn toàn có khả năng tận dụng triệt để các chất dinh dưỡng có trong thịt.

Trên thực tế, hệ tiêu hóa của con người không hề giống với các loài động vật ăn cỏ.

Chúng ta có đại tràng ngắn, ruột non dài và nhiều axit hydrochloric trong dạ dày để giúp phân hủy protein động vật.

Ngoài ra, độ dài các phần trong hệ thống tiêu hóa của con người nằm ở khoảng giữa động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ, điều này cho thấy chúng ta được “thiết kế” là động vật ăn tạp (45).

Thực tế là cơ thể những người ăn chay không thể hoạt động mà không có chất bổ sung B12 hoặc thực phẩm cung cấp chất B12. Đây cũng là một lý luận khá mạnh mẽ để chứng minh chế độ ăn uống này không phải là “tự nhiên”.

Các nghiên cứu cho thấy rằng việc tiêu thụ thực phẩm động vật của con người đã thúc đẩy sự tiến hóa của bộ não cỡ lớn (46).

Ngoài ra, tổ tiên của chúng ta thời săn bắn hái lượm cũng ăn rất nhiều thịt. Gen của chúng ta được hình thành trong một môi trường có nhiều sản phẩm từ động vật (47).

Sự thật là cơ thể con người sẽ hoạt động tốt nhất khi ăn cả động vật và thực vật.

Kết luận: Con người là động vật ăn tạp và cơ thể sẽ hoạt động tốt nhất khi chúng ta ăn cả thực phẩm động vật và thực vật. Điều này đã được phản ánh trong cấu trúc hệ thống tiêu hóa của con người.

7. Thịt gây ra bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư

thit khong gay ra benh tim
Các căn bệnh nguy hiểm chỉ mới xuất hiện gần đây, do đó không thể đổ lỗi cho những thực phẩm cũ về các vấn đề sức khỏe mới

Hầu hết các bệnh mãn tính của người phương Tây đều chỉ mới xuất hiện.

Bệnh tim bắt đầu xuất hiện vào khoảng năm 1930, trong khi tiểu đường tuýp 2 gia tăng vào cuối thế kỷ 20.

Tỉ lệ ung thư cũng đang tăng lên trong nhiều thập kỷ qua.

Người ăn thuần chay thường đổ lỗi cho thịt và thức ăn động vật là nguyên nhân gây ra các vấn đề sức khỏe này.

Tuy nhiên thịt là một loại thực phẩm có từ rất lâu và những vấn đề sức khỏe này thì mới xuất hiện gần đây.

Quy trách nhiệm cho những thực phẩm cũ về các vấn đề sức khỏe mới là một điều hoàn toàn vô lý.

Hãy xem xét các vấn đề sức khỏe mà thịt bị xem là nguyên nhân chính và các bằng chứng xát đáng nhất để kiểm nghiệm các kết luận này.

  • Bệnh tim và tiểu đường: Hai nghiên cứu, một trên 1,218,380 người và một trên 448,568 người, đã không tìm thấy mối liên quan nào giữa thịt đỏ chưa qua chế biến với bệnh tim và tiểu đường (48, 49).
  • Ung thư: Hai tổng kết nghiên cứu, một bản xem xét dữ liệu từ 35 nghiên cứu và một bản đánh giá từ 25 nghiên cứu, đã cho thấy thịt đỏ chưa qua chế biến chỉ có ảnh hưởng nhẹ đến ung thư ở nam giới và không có tác động đến nữ giới (50, 51).

Các bệnh ung thư có lẽ liên quan đến cách chế biến thịt nhiều hơn. Một số nghiên cứu cho biết rằng các chất gây ung thư được tạo ra khi thịt bị nấu ở nhiệt độ quá cao, do đó điều quan trọng nhất là chúng ta nên thực hiện các phương pháp nấu nhẹ nhàng hơn và tránh làm thịt bị cháy (52).

Hãy nhớ rằng tất cả các nghiên cứu này đều phát hiện nguy cơ bệnh gia tăng đáng kể đối ở những người tiêu thụ thịt chế biến. Do đó, bạn nên chọn lọc các loại thịt mà mình sẽ tiêu thụ.

Thực phẩm chế biến vẫn được biết đến là sản phẩm có hại, và thịt chế biến cũng không phải ngoại lệ.

Kết luận: Các nghiên cứu phân biệt sự khác nhau giữa thịt chế biến và chưa qua chế biến cho thấy thịt đỏ chưa qua chế biến không có liên hệ gì đến bệnh tim hoặc tiểu đường và nó chỉ ảnh hưởng nhẹ đến nam giới bị ung thư, còn phụ nữ thì không.

8. Những người ăn chay và thuần chay sống lâu hơn và có ít nguy cơ mắc các căn bệnh gây tử vong

chua chac do an chay ma con nguoi song lau hon
Nên nhớ rằng người ăn chay đa số đều có ý thức chăm sóc sức khỏe

Có một số nghiên cứu cho thấy người ăn chay và thuần chay sống lâu hơn đồng thời có ít nguy cơ mắc một số bệnh nghiêm trọng hơn (53, 54).

Tuy nhiên, những nghiên cứu này bị cản trở bởi một hiện tượng được gọi là sự thiên vị những người khỏe mạnh.

Hiện tượng này cho rằng những người ăn chay nói chung có ý thức về sức khỏe hơn những người ăn thịt.

Những người này không chỉ ăn ít thịt, họ cũng tập thể dục chăm chỉ hơn, ít hút thuốc, uống rượu, cũng như ăn nhiều trái cây và rau quả hơn (55).

Chính vì sự thiên vị này nên chúng ta không thể khẳng định là người ăn chay khỏe mạnh hơn nhờ không ăn thịt. Có chăng là những người này khỏe mạnh hơn vì những yếu tố tăng cường sức khỏe khác.

Ai biết được, có lẽ họ khỏe mạnh hơn không phải vì tránh ăn thịt.

Trong một nghiên cứu, các nhà nghiên cứu đã tìm ra một cách thông minh để kiểm soát sự thiên vị những người khỏe mạnh.

Các nhà nghiên cứu đã tuyển những người tham gia là khách hàng của một cửa hàng thực phẩm lành mạnh, và nghiên cứu về sự khác biệt giữa những người ăn chay có ý thức về sức khỏe và những người ăn thịt có ý thức về sức khỏe.

Hãy đoán xem kết quả thế nào, đó là họ không tìm thấy bất cứ sự khác biệt về tỷ lệ tử vong hoặc nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ (56).

Điều này cho thấy lý do người ăn chay sống lâu hơn và có ít nguy cơ mắc một số bệnh là bởi vì họ hầu hết là những người có ý thức về sức khỏe. Việc tránh ăn các loại thực phẩm động vật không liên quan gì đến giảm tuổi thọ hay tăng nguy cơ bệnh tật.

Kết luận: Các nghiên cứu quan sát cho thấy rằng người ăn chay và người ăn thuần chay khỏe mạnh hơn. Kết luận này đã bị sai lệch bởi sự thiên vị những người khỏe mạnh. Các nghiên cứu đối chứng về ý thức sức khỏe không cho thấy bất cứ sự khác biệt nào.

9. Chế độ ăn low-carb sẽ giết chết bạn

an chay chua chac da tot
Chế độ ăn low-carb lành mạnh hơn chế độ ăn chay có hàm lượng chất béo thấp

Người ăn thuần chay thực sự ghét chế độ ăn low-carb.

Điều này cũng dễ hiểu, bởi vì low-carb hoàn toàn trái ngược với chế độ ăn chay và thuần chay.

Điều thú vị là chế độ ăn chay có hàm lượng carb thấp và ít chất béo đã được so sánh trong một thử nghiệm đối chứng ngẫu nhiên uy tín có tên là nghiên cứu từ A đến Z (57).

Nghiên cứu này so sánh Atkins (một chế độ ăn low-carb) và Ornish (một chế độ ăn chay ít chất béo) trên một nhóm phụ nữ thừa cân/béo phì ở giai đoạn tiền mãn kinh.

Sau thời gian 1 năm:

  • Nhóm Atkins giảm được nhiều cân hơn nhóm Ornish (4.7 kg so với 2.5 kg) – sự khác biệt này là không đáng kể sau 12 tháng.
  • Nhóm Atkins đã giảm huyết áp nhiều hơn.
  • Nhóm Atkins có mức cholesterol HDL tăng cao hơn.
  • Nhóm Atkins đã giảm 29.3 mg/dL chất bép trung tính, so với 14.9mg/dL ở nhóm Ornish.
  • Những người trong nhóm Ornish gặp khó khăn trong việc tuân theo chế độ ăn và có khả năng bỏ cuộc gấp đôi. Điều này cho thấy chế độ Atkins dễ dàng tuân theo hơn nhiều.

Đây là nghiên cứu uy tín nhất so sánh chế độ ăn chay ít chất béo và chế độ low-carb. Kết quả đưa ra là khá rõ ràng.

Những người ủng hộ ăn chay không có cơ sở khoa học nào để cho rằng chế độ low-carb không bằng chế độ ăn chay, cho đến khi có một cuộc thử nghiệm đối chứng khác được thực hiện và cho ra một kết quả khác.

Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khác về chế độ low-carb đã được tiến hành. Kể từ năm 2002, trên 20 nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng đã chứng minh rằng chế độ low-carb tốt hơn các chế độ ăn ít chất béo.

Kết luận: Kết luận cho rằng chế độ low-carb có hại cho sức khỏe là không đúng sự thật. Nghiên cứu duy nhất so sánh low-carb với chế độ ăn chay có hàm lượng chất béo thấp cho thấy low-carb lành mạnh hơn.

10. Có rất nhiều bằng chứng về lợi ích sức khỏe đằng sau các chế độ ăn thuần chay

Người ủng hộ ăn chay thường cho rằng có rất nhiều nghiên cứu chứng minh lợi ích sức khỏe của chế độ ăn thuần chay.

an chay cung khong khac gi an dong vat
Chế độ ăn chay có rất ít khác biệt so với chế độ ăn điển hình chứa thực phẩm động vật

Tuy nhiên, chỉ có một thử nghiệm đối chứng (khoa học thực sự), trong đó chế độ ăn là khác biệt duy nhất và được so sánh với các chế độ khác.

Nghiên cứu này là nghiên cứu duy nhất (và tôi đã tìm kiếm kỹ càng và hỏi nhiều người ăn chay xem họ có biết các nghiên cứu khác không) mà tôi cảm thấy là nó thực sự kiểm tra trực tiếp về chế độ ăn chay thuần.

Vì vậy, nghiên cứu này là ví dụ tốt nhất để phản ánh một cách chính xác các tác dụng sức khỏe thực sự của chế độ ăn uống này.

Nghiên cứu được tiến hành bởi các tiến sĩ Neal Barnard và David Jenkins.

Nó so sánh chế độ ăn chay có hàm lượng chất béo thấp với một chế độ ăn điển hình dựa trên hướng dẫn của Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ. Những người tham gia là những người mắc tiểu đường tuýp 2.

Đây là kết quả sau 74 tuần nghiên cứu (58):

  • Nhóm ăn chay giảm được 4.4 kg, nhóm theo chế độ ăn tiểu đường giảm 2.9 kg. Sự khác biệt này là không đáng kể.
  • Chỉ sau khi điều chỉnh (thao tác thống kê) chế độ ăn thuần chay mới có thể hiện vượt trội hơn đối với chỉ số HbA1c (-0.40% so với + 0.01%), tổng lượng cholesterol (-20.4 so với -6.8 mg/dL) và LDL (-13.5 vs -3.4 mg/dL).
  • Không có sự khác biệt về cân nặng, BMI, số đo vòng eo, cholesterol HDL, chất béo trung tính, huyết áp, đường huyết khi đói hay mức CRP.

Thực sự chỉ có vậy thôi. Đây là những lợi ích “kỳ diệu” của chế độ ăn thuần chay trong một nghiên cứu toàn diện nhất về chế độ ăn thuần chay ít chất béo cho đến nay.

Không quá ấn tượng như các tài liệu và sách nói về chế độ ăn thuần chay.

Hãy nhớ rằng các nhà nghiên cứu hàng đầu đều là những người ăn chay, nên họ có thể thực hiện các nghiên cứu làm tối đa hóa lợi ích của chế độ ăn này.

Các kết quả của thí nghiệm về ăn chay không có gì là đột phá. Các nghiên cứu về chế độ ăn uống khác như Địa Trung Hải, paleo hoặc low-carb đã cho ra các kết quả tương tự hoặc tốt hơn rất nhiều.

Với những gì được thổi phồng về lợi ích của chế độ ăn thuần chay, cũng không quá khi nói những kết quả này thật đáng thất vọng.

Kết luận: Thử nghiệm đối chứng uy tín nhất về chế độ ăn chay cho đến nay đã cho thấy rất ít sự khác biệt so với chế độ ăn điển hình chứa thực phẩm động vật.

11. Chế độ ăn thuần chay có thể dễ dàng cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết

an chay de bi thieu chat
Sự thật thì ăn chay rất dễ bị thiếu chất

Một số người ủng hộ chế độ ăn chay tuyên bố rằng chúng ta có thể cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể mà không cần ăn thức ăn động vật.

Tuy nhiên nói thì dễ hơn là thực hiện và có vẻ như nhiều người ăn chay đang gặp phải một số vấn đề.

Tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng thường xảy ra phổ biến ở những người ăn chay:

  • Vitamin B12: 83% người ăn chay thiếu hụt B12, so với 5% thiếu B12 trong số người ăn cả động vật và thực vật. Thiếu B12 có thể gây hậu quả nghiêm trọng (59).
  • Sắt: Trong một nghiên cứu, người ăn chay có lượng ferritin (một dấu hiệu của hàm lượng chất sắt) chỉ bằng 1/3 lượng ferritin của những người ăn cả động vật và thực vật (60).
  • Vitamin D: Những người ăn chay có lượng vitamin D thấp hơn 74%, so với những người ăn cả động vật và thực vật (61).
  • Axit béo Omega-3: Người ăn chay có mức EPA thấp hơn 53% và mức DHA thấp hơn 59% so với người ăn thịt (62).

Một chế độ ăn uống mà làm cho phần lớn những người tuân theo nó thiếu hụt các chất dinh dưỡng quan trọng thì còn gì để nói nữa.

Không biết bạn nghĩ sao, nhưng với tôi đây là một chế độ ăn không hề tốt cho sức khỏe.

Cập nhật năm 2015: Tôi đã thay đổi suy nghĩ của mình về chế độ ăn thuần chay kể từ khi viết bài báo này. Tôi nghĩ rằng chế độ này có thể tốt với nhiều người, miễn là được lên kế hoạch chính xác và dựa trên các thực phẩm tươi, nguyên chất, và không qua chế biến.

Bắt đầu một chương trình giảm cân tùy chỉnh. Bữa Ăn Hoàn Hảo giúp bạn áp dụng những thói quen lành mạnh để bạn có thể giảm cân và duy trì nó. Chương trình của bạn được tùy chỉnh theo mục tiêu và nhu cầu thể chất của bạn. Chỉ cần làm bài đánh giá nhanh và bắt đầu ngay hôm nay. Nhấn đây để bắt đầu
Subscribe
Thông báo cho
guest
0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments